Thông tin Công ty cổ phần địa ốc Dầu khí (mã PVL- HNX) bất ngờ khi giảm 34% giá bán căn hộ tại dự án Petro Vietnam Landmark (quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) từ 23,8 triệu đồng/m2 xuống 15,5 triệu đồng/m2, không chỉ gây sốc trên thị trường bất động sản mà nó còn mang theo hoảng loạn sang cả thị trường chứng khoán.
“Phát súng” từ PVL
Động thái trên của PVL được ghi nhận là sự kiện hạ giá chính thức đầu tiên sau những hình thức khuyến mãi tặng hàng, giảm lãi suất trả góp và trả lãi cao trên khoản tiền trả trước so với tiến độ mà các công ty bất động sản tung ra gần đây, khi thị trường còn chưa biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi tình trạng đóng băng kéo dài này.
Ông Marc Djandji, Giám đốc khối phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng, mặc dù cũng là một hình thức giảm giá nhưng cách tiếp cận của PVL đã tạo sự khác biệt ở chỗ công ty đã vượt qua tâm lý “hình ảnh”, thừa nhận khó khăn về thanh khoản do thị trường không chấp nhận giá bán ban đầu của dự án.
“PVL đã chấp nhận nhìn vấn đề ‘thực’ của thị trường tại thời điểm này đối với cả người mua và người bán, đó là giá cả, khi mà cả dòng tiền và tín dụng đều đang hạn hẹp,” ông Marc Djandji đặt ra quan ngại, “Chưa thể khẳng định đây là một sự kiện đơn lẻ hay là sự khởi đầu của làn sóng giảm giá bất động sản sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, có thể khẳng định là cung và cầu hiện đang lệch nhau, cộng thêm tình trạng thiếu nguồn vốn sẽ càng khiến thanh khoản tiếp tục khó khăn”.
Trên thị trường chứng khoán, kể từ phiên 31/10 cổ đông của PVL đã vội vã tháo chạy “thục mạng” với lượng dư bán giá sàn mỗi phiên lên trên 2 triệu cổ phiếu. Trong 3 phiên giao dịch gần đây giá của PVL đã giảm từ mức giá 6.400 đồng/cổ phiếu xuống còn 5.300 đồng/cổ phiếu (2/11).
Trước đó, thông tin về đại gia SJS (Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà – niêm yết trên HSX) bị Thanh tra Chính phủ đề nghị tạm dừng dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh để chờ ý kiến xử lý của Thủ tướng Chính Phủ cũng đã gây rúng động thị trường chứng khoán. Ngay thời điểm đó, SJS cũng giảm giá liền 3 phiên, trong đó có hai phiên giảm kịch biên độ cho phép. Hiện giá chốt phiên giao dịch 2/11của SJS đang dừng ở mức 23.400 đồng/cổ phiếu.
Rủi ro khó lường
Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán vốn đã rất trầm lắng, cộng thêm những thông tin xấu từ thị trường bất động sản đang khiến dòng cổ phiếu này trở thành nỗi ám ảnh đối với các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường chứng khoán đưa ra nhận định, hiệu ứng domino đang lan rộng và từ nay đến cuối năm không thể lường trước được những vẫn đề gì sẽ còn xảy đến với thị trường bất động sản. Thêm vào đó, không giống các ngành kinh doanh khác, ngành bất động sản sau mỗi đợt khủng hoảng nếu muốn phục hồi ít cũng phải mất đến vài ba năm.
“Do đó, tâm lý trên thị trường vẫn sợ nhất là nhóm bất động sản. Đầu tư chứng khoán là đầu tư vào giá trị tương lai, trong khi triển vọng của ngành lại mù mịt và quá rủi ro, để an toàn chúng tôi cần phải tránh xa nhóm cổ phiếu này,” ông Tuấn nói.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, nhiều các công ty bất động sản niêm yết thua lỗ trong quý III, như PDR, SHN, TDH, PVL,SJS, NTB, ITC, KBC… Chỉ có một số mã vẫn duy trì được lợi nhuận như PFL, NDN, PVR… tuy nhiên đa phần mức lãi thuần là không cao.
Đáng chú ý, mã NTL (Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm) mới đây đã đưa ra thông báo tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, song cũng không hấp dẫn được nhà đầu tư. Mức giá giao dịch của NTL vẫn chỉ lình xình quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu.
Theo ông Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán Thăng Long, nhà đầu tư cảnh giác với nhóm cổ phiếu này là điều dễ hiểu bởi ngành bất động sản hiện chứa đựng rủi ro quá cao. Hay nếu tính về lợi nhuận, kể cả trường hợp như NTL có chia cổ tức tới 25% nhưng khi so với mức giá đang giao dịch thì lợi nhuận vẫn còn thấp hơn so với lãi suất ngân hàng.
“Chưa kể đến ngành này là ngành mà thông tin thiếu minh bạch nhất. Thời điểm thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh, nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu nhóm này với mức giá trên trời, song khi đó tỷ lệ cổ tức nhận được trên giá cổ phiếu cũng không đáng gì.” Ông Thế Anh cũng cho rằng, thị trường bất động sản sẽ còn phải hạ giá cho đến khi "lực cầu thực" chấp nhận.
Đồng tình với quan điểm này, theo ông Marc Djandji, thị trường bất động sản đang cho thấy áp lực giảm giá bán căn hộ ngày một tăng và khi đó người mua bắt đầu có nhiều lựa chọn hơn để so sánh giá mua.
“Trong vài ngày gần đây các công ty bất động sản bắt đầy thay đổi chiến lược bán hàng của mình. Tuy các công ty sẽ phải chịu áp lực giảm giá bán, ảnh hưởng đến lợi nhuận năm nay, nhưng động thái này sẽ giúp lực cầu tăng và đẩy thị trường giao dịch sôi động trở lại. Các nhà đầu tư có khả năng sẽ đánh giá và tăng mức đầu tư vào kênh bất động sản bên cạnh các kênh đầu tư khác. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn khi dòng tiền có khả năng thoát khỏi thị trường chảy vào bất động sản,” ông Marc Djandji nhận định./.
“Phát súng” từ PVL
Động thái trên của PVL được ghi nhận là sự kiện hạ giá chính thức đầu tiên sau những hình thức khuyến mãi tặng hàng, giảm lãi suất trả góp và trả lãi cao trên khoản tiền trả trước so với tiến độ mà các công ty bất động sản tung ra gần đây, khi thị trường còn chưa biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi tình trạng đóng băng kéo dài này.
Ông Marc Djandji, Giám đốc khối phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng, mặc dù cũng là một hình thức giảm giá nhưng cách tiếp cận của PVL đã tạo sự khác biệt ở chỗ công ty đã vượt qua tâm lý “hình ảnh”, thừa nhận khó khăn về thanh khoản do thị trường không chấp nhận giá bán ban đầu của dự án.
“PVL đã chấp nhận nhìn vấn đề ‘thực’ của thị trường tại thời điểm này đối với cả người mua và người bán, đó là giá cả, khi mà cả dòng tiền và tín dụng đều đang hạn hẹp,” ông Marc Djandji đặt ra quan ngại, “Chưa thể khẳng định đây là một sự kiện đơn lẻ hay là sự khởi đầu của làn sóng giảm giá bất động sản sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, có thể khẳng định là cung và cầu hiện đang lệch nhau, cộng thêm tình trạng thiếu nguồn vốn sẽ càng khiến thanh khoản tiếp tục khó khăn”.
Trên thị trường chứng khoán, kể từ phiên 31/10 cổ đông của PVL đã vội vã tháo chạy “thục mạng” với lượng dư bán giá sàn mỗi phiên lên trên 2 triệu cổ phiếu. Trong 3 phiên giao dịch gần đây giá của PVL đã giảm từ mức giá 6.400 đồng/cổ phiếu xuống còn 5.300 đồng/cổ phiếu (2/11).
Trước đó, thông tin về đại gia SJS (Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà – niêm yết trên HSX) bị Thanh tra Chính phủ đề nghị tạm dừng dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh để chờ ý kiến xử lý của Thủ tướng Chính Phủ cũng đã gây rúng động thị trường chứng khoán. Ngay thời điểm đó, SJS cũng giảm giá liền 3 phiên, trong đó có hai phiên giảm kịch biên độ cho phép. Hiện giá chốt phiên giao dịch 2/11của SJS đang dừng ở mức 23.400 đồng/cổ phiếu.
Rủi ro khó lường
Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán vốn đã rất trầm lắng, cộng thêm những thông tin xấu từ thị trường bất động sản đang khiến dòng cổ phiếu này trở thành nỗi ám ảnh đối với các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường chứng khoán đưa ra nhận định, hiệu ứng domino đang lan rộng và từ nay đến cuối năm không thể lường trước được những vẫn đề gì sẽ còn xảy đến với thị trường bất động sản. Thêm vào đó, không giống các ngành kinh doanh khác, ngành bất động sản sau mỗi đợt khủng hoảng nếu muốn phục hồi ít cũng phải mất đến vài ba năm.
“Do đó, tâm lý trên thị trường vẫn sợ nhất là nhóm bất động sản. Đầu tư chứng khoán là đầu tư vào giá trị tương lai, trong khi triển vọng của ngành lại mù mịt và quá rủi ro, để an toàn chúng tôi cần phải tránh xa nhóm cổ phiếu này,” ông Tuấn nói.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, nhiều các công ty bất động sản niêm yết thua lỗ trong quý III, như PDR, SHN, TDH, PVL,SJS, NTB, ITC, KBC… Chỉ có một số mã vẫn duy trì được lợi nhuận như PFL, NDN, PVR… tuy nhiên đa phần mức lãi thuần là không cao.
Đáng chú ý, mã NTL (Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm) mới đây đã đưa ra thông báo tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, song cũng không hấp dẫn được nhà đầu tư. Mức giá giao dịch của NTL vẫn chỉ lình xình quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu.
Theo ông Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán Thăng Long, nhà đầu tư cảnh giác với nhóm cổ phiếu này là điều dễ hiểu bởi ngành bất động sản hiện chứa đựng rủi ro quá cao. Hay nếu tính về lợi nhuận, kể cả trường hợp như NTL có chia cổ tức tới 25% nhưng khi so với mức giá đang giao dịch thì lợi nhuận vẫn còn thấp hơn so với lãi suất ngân hàng.
“Chưa kể đến ngành này là ngành mà thông tin thiếu minh bạch nhất. Thời điểm thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh, nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu nhóm này với mức giá trên trời, song khi đó tỷ lệ cổ tức nhận được trên giá cổ phiếu cũng không đáng gì.” Ông Thế Anh cũng cho rằng, thị trường bất động sản sẽ còn phải hạ giá cho đến khi "lực cầu thực" chấp nhận.
Đồng tình với quan điểm này, theo ông Marc Djandji, thị trường bất động sản đang cho thấy áp lực giảm giá bán căn hộ ngày một tăng và khi đó người mua bắt đầu có nhiều lựa chọn hơn để so sánh giá mua.
“Trong vài ngày gần đây các công ty bất động sản bắt đầy thay đổi chiến lược bán hàng của mình. Tuy các công ty sẽ phải chịu áp lực giảm giá bán, ảnh hưởng đến lợi nhuận năm nay, nhưng động thái này sẽ giúp lực cầu tăng và đẩy thị trường giao dịch sôi động trở lại. Các nhà đầu tư có khả năng sẽ đánh giá và tăng mức đầu tư vào kênh bất động sản bên cạnh các kênh đầu tư khác. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn khi dòng tiền có khả năng thoát khỏi thị trường chảy vào bất động sản,” ông Marc Djandji nhận định./.
Linh Chi (Vietnam+)