Hội thảo quốc tế với chủ đề "Truyền hình cho trẻ em trước những thách thức thời đại mới" đã diễn ra ngày 22/12, tại thành phố Cần Thơ, do Ban Thanh thiếu niên phối hợp với Ban Hợp tác quốc tế Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức.
Thông tin từ hội thảo cho thấy hiện có một bất hợp lý là dân số trẻ của Việt Nam chiếm đến 40%, trong khi đó thời lượng các chương trình dành cho thiếu nhi - những chủ nhân tương lai của đất nước chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng thời lượng phát sóng.
Trong đó đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẳng có thời lượng cao nhất là 10,3%, kế đến là đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội 9,1%. Phần lớn các đài còn lại chỉ đạt trên dưới 2%.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, lớp khán giả nhỏ tuổi mong chờ đón nhận nhiều hơn nữa từ các chương trình dành cho trẻ em, nhưng thực tế các chương trình truyền hình do các đài truyền hình tại Việt Nam thực hiện vẫn chưa thoát khỏi lối mòn, nhiều chương trình còn đơn điệu về nội dung lẫn hình thức.
Trước khi diễn ra hội thảo, VTV đã có cuộc thăm dò ý kiến các khán giả nhỏ. Kết quả, chỉ có khoảng 45% các em xem truyền hình thiếu nhi mà phần lớn là hoạt hình hoặc giải trí của nước ngoài. Đa số các em đều cho rằng chương trình truyền hình thiếu nhi (dành cho độ tuổi từ 15 trở xuống) còn chung chung, chưa phân theo độ tuổi, chưa phong phú, hấp dẫn. Các em mong muốn có thêm nhiều chương trình chất lượng hơn, sinh động, hấp dẫn, phong phú cả về chủ đề và thể loại, phù hợp từng lứa tuổi tâm sinh lý của các em.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung chia sẻ về thực trạng sản xuất chương trình thiếu nhi hiện nay ở Việt Nam với rất nhiều hạn chế, tồn tại, tiên lượng những khó khăn trở ngại, thách thức trong xu thế truyền hình thế giới hiện nay. Qua đó đề xuất cần thực hiện hàng loạt những giải pháp đột phá mạnh mẽ, đồng bộ, để sản xuất những chương trình thiếu nhi chất lượng cao, diện mạo mới, trong đó chú trọng kết hợp lồng ghép các chương trình khoa giáo mang sắc thái văn nghệ giải trí vui tươi, vừa học vừa chơi để hấp dẫn trẻ em, góp phần giáo dục đạo đức thẩm mỹ mang tính định hướng trong quá trình hình thành nhân cách của các em.
Đặc biệt, với nhiều ý kiến trao đổi rất bổ ích, thiết thực của các chuyên gia đến từ Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam, đại diện ABC (Australia), CCTV (Trung Quốc) và NHK (Nhật Bản)… về những kinh nghiệm xây dựng các chương trình cũng như kênh chuyên biệt cho trẻ em, hội thảo hướng đến một mô hình hợp tác sản xuất chương trình dành riêng cho trẻ em tại khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam trong tương lai./.
Thông tin từ hội thảo cho thấy hiện có một bất hợp lý là dân số trẻ của Việt Nam chiếm đến 40%, trong khi đó thời lượng các chương trình dành cho thiếu nhi - những chủ nhân tương lai của đất nước chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng thời lượng phát sóng.
Trong đó đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẳng có thời lượng cao nhất là 10,3%, kế đến là đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội 9,1%. Phần lớn các đài còn lại chỉ đạt trên dưới 2%.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, lớp khán giả nhỏ tuổi mong chờ đón nhận nhiều hơn nữa từ các chương trình dành cho trẻ em, nhưng thực tế các chương trình truyền hình do các đài truyền hình tại Việt Nam thực hiện vẫn chưa thoát khỏi lối mòn, nhiều chương trình còn đơn điệu về nội dung lẫn hình thức.
Trước khi diễn ra hội thảo, VTV đã có cuộc thăm dò ý kiến các khán giả nhỏ. Kết quả, chỉ có khoảng 45% các em xem truyền hình thiếu nhi mà phần lớn là hoạt hình hoặc giải trí của nước ngoài. Đa số các em đều cho rằng chương trình truyền hình thiếu nhi (dành cho độ tuổi từ 15 trở xuống) còn chung chung, chưa phân theo độ tuổi, chưa phong phú, hấp dẫn. Các em mong muốn có thêm nhiều chương trình chất lượng hơn, sinh động, hấp dẫn, phong phú cả về chủ đề và thể loại, phù hợp từng lứa tuổi tâm sinh lý của các em.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung chia sẻ về thực trạng sản xuất chương trình thiếu nhi hiện nay ở Việt Nam với rất nhiều hạn chế, tồn tại, tiên lượng những khó khăn trở ngại, thách thức trong xu thế truyền hình thế giới hiện nay. Qua đó đề xuất cần thực hiện hàng loạt những giải pháp đột phá mạnh mẽ, đồng bộ, để sản xuất những chương trình thiếu nhi chất lượng cao, diện mạo mới, trong đó chú trọng kết hợp lồng ghép các chương trình khoa giáo mang sắc thái văn nghệ giải trí vui tươi, vừa học vừa chơi để hấp dẫn trẻ em, góp phần giáo dục đạo đức thẩm mỹ mang tính định hướng trong quá trình hình thành nhân cách của các em.
Đặc biệt, với nhiều ý kiến trao đổi rất bổ ích, thiết thực của các chuyên gia đến từ Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam, đại diện ABC (Australia), CCTV (Trung Quốc) và NHK (Nhật Bản)… về những kinh nghiệm xây dựng các chương trình cũng như kênh chuyên biệt cho trẻ em, hội thảo hướng đến một mô hình hợp tác sản xuất chương trình dành riêng cho trẻ em tại khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam trong tương lai./.
Trần Khánh Linh (TTXVN/Vietnam+)