Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ đề xuất với các bộ, ngành xem xét trình Chính phủ nâng mức cho vay đối với học sinh sinh viên phù hợp với điều kiện thực tế, trong trường hợp ngành giáo dục áp dụng mức học phí mới cao hơn hiện nay từ tháng 7 tới.
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng, ông Nguyễn Văn Lý, cũng cho biết trường hợp mức học phí mới thấp hơn hoặc tương đương với mức học phí cũ thì ngân hàng có thể giữ nguyên mức cho vay như hiện nay.
Theo ông Lý, việc điều chỉnh mức cho vay không nên thay đổi liên tục, nên ổn định trong thời gian từ 1-3 năm vì khoản cho vay này chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần trong tổng chi phí học tập của học sinh sinh viên
Đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội nhấn mạnh rằng mục tiêu lớn nhất của chương trình tín dụng học sinh, sinh viên do ngân hàng này thực hiện là không để học sinh vì nghèo mà bỏ học.
Ngân hàng đã triển khai cho vay trực tiếp thông qua hộ gia đình học sinh sinh viên, thay vì cho vay trực tiếp học sinh sinh viên như trước đây, trừ học sinh sinh viên là đối tượng mồ côi.
Ông Lý cho biết do đối tượng vay vốn, chính sách ưu đãi, mức cho vay được mở rộng hơn, nên chỉ sau ba năm thực hiện, chương trình này đã đạt được nhiều kết quả.
Doanh số cho vay đạt hơn 23.000 tỷ đồng; dư nợ đến 30/4/2010 là hơn 22.536 tỷ đồng (tăng 75 lần) với gần 2 triệu học sinh sinh viên (tăng 18 lần) đang dư nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội./.
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng, ông Nguyễn Văn Lý, cũng cho biết trường hợp mức học phí mới thấp hơn hoặc tương đương với mức học phí cũ thì ngân hàng có thể giữ nguyên mức cho vay như hiện nay.
Theo ông Lý, việc điều chỉnh mức cho vay không nên thay đổi liên tục, nên ổn định trong thời gian từ 1-3 năm vì khoản cho vay này chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần trong tổng chi phí học tập của học sinh sinh viên
Đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội nhấn mạnh rằng mục tiêu lớn nhất của chương trình tín dụng học sinh, sinh viên do ngân hàng này thực hiện là không để học sinh vì nghèo mà bỏ học.
Ngân hàng đã triển khai cho vay trực tiếp thông qua hộ gia đình học sinh sinh viên, thay vì cho vay trực tiếp học sinh sinh viên như trước đây, trừ học sinh sinh viên là đối tượng mồ côi.
Ông Lý cho biết do đối tượng vay vốn, chính sách ưu đãi, mức cho vay được mở rộng hơn, nên chỉ sau ba năm thực hiện, chương trình này đã đạt được nhiều kết quả.
Doanh số cho vay đạt hơn 23.000 tỷ đồng; dư nợ đến 30/4/2010 là hơn 22.536 tỷ đồng (tăng 75 lần) với gần 2 triệu học sinh sinh viên (tăng 18 lần) đang dư nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội./.
Ngọc Tú (Báo Tin Tức/Vietnam+)