Ngày 17/12, các nước đang phát triển đã đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại Nam-Nam, kết thúc thành công Vòng đàm phán Sao Paulo về Hệ thống toàn cầu các ưu đãi thương mại (GSTP).
Thỏa thuận trên đạt được tại Hội nghị bộ trưởng Ủy ban thương lượng Vòng đàm phán Sao Paulo về GSTP diễn ra ở thành phố Foz do Iguacu, Brazil.
Thỏa thuận lịch sử trên sẽ mở rộng danh mục hàng hóa ưu đãi thuế quan lên 47.000 sản phẩm, quy định mức cắt giảm thuế quan lớn hơn và mở ra triển vọng tăng cường thương mại hơn nữa giữa các nước đang phát triển. Theo đó, thuế quan sẽ được giảm 20% đối với ít nhất 70% sản phẩm phải nộp thuế được trao đổi thương mại giữa các nước đang phát triển.
Thông qua thỏa thuận hợp tác kỹ thuật, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên GSTP.
GSTP thành lập năm 1989 giữa các nước thuộc nhóm G-77 nhằm cung cấp khuôn khổ hành lang pháp lý cho các nước này nhượng bộ về ưu đãi thuế quan cũng như các biện pháp hợp tác khác, thúc đẩy thương mại giữa các nước đang phát triển.
Vòng đàm phán Sao Paulo khởi động năm 2004 tại Hội nghị lần thứ 11 của UNCTAD diễn ra tại thành phố Sao Paulo nhằm khẳng định GSTP đóng vai trò thiết yếu trong lĩnh vực trao đổi thương mại mới, trong đó trao đổi thương mại Nam-Nam là động lực quan trọng bổ sung cho các thỏa thuận thương mại trong khu vực và thúc đẩy đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, thiết lập công bằng và bình đẳng hơn trong thương mại quốc tế có lợi cho các nước đang phát triển.
Hiện 43 nước đang phát triển đã tham gia vòng đàm phán này./.
Thỏa thuận trên đạt được tại Hội nghị bộ trưởng Ủy ban thương lượng Vòng đàm phán Sao Paulo về GSTP diễn ra ở thành phố Foz do Iguacu, Brazil.
Thỏa thuận lịch sử trên sẽ mở rộng danh mục hàng hóa ưu đãi thuế quan lên 47.000 sản phẩm, quy định mức cắt giảm thuế quan lớn hơn và mở ra triển vọng tăng cường thương mại hơn nữa giữa các nước đang phát triển. Theo đó, thuế quan sẽ được giảm 20% đối với ít nhất 70% sản phẩm phải nộp thuế được trao đổi thương mại giữa các nước đang phát triển.
Thông qua thỏa thuận hợp tác kỹ thuật, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên GSTP.
GSTP thành lập năm 1989 giữa các nước thuộc nhóm G-77 nhằm cung cấp khuôn khổ hành lang pháp lý cho các nước này nhượng bộ về ưu đãi thuế quan cũng như các biện pháp hợp tác khác, thúc đẩy thương mại giữa các nước đang phát triển.
Vòng đàm phán Sao Paulo khởi động năm 2004 tại Hội nghị lần thứ 11 của UNCTAD diễn ra tại thành phố Sao Paulo nhằm khẳng định GSTP đóng vai trò thiết yếu trong lĩnh vực trao đổi thương mại mới, trong đó trao đổi thương mại Nam-Nam là động lực quan trọng bổ sung cho các thỏa thuận thương mại trong khu vực và thúc đẩy đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, thiết lập công bằng và bình đẳng hơn trong thương mại quốc tế có lợi cho các nước đang phát triển.
Hiện 43 nước đang phát triển đã tham gia vòng đàm phán này./.
(TTXVN/Vietnam+)