Hai ngày sau khi Tòa án công lý quốc tế (ICJ) ra phán quyết gây bất lợi trong tranh chấp biển đảo với Nicaragua, Ngoại trưởng Colombia, María Ángela Holguín, ngày 21/11 khẳng định chính phủ nước này “nghiêm túc nghiên cứu” khả năng rút khỏi Hiệp ước Bogota ký năm 1948 trong đó Colombia công nhận quyền tài phán của tòa trên.
Trong một phiên điều trần tại Hạ viện, người đứng đầu ngành ngoại giao Colombia nói nước này sẽ sử dụng tất cả các công cụ có thể để bảo vệ quyền lợi của mình sau phán quyết của ICJ.
Theo phán quyết được ICJ đưa ra ngày 19/11, Colombia được tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ các đảo thuộc quần đảo San Andrés tranh chấp với Nicaragua tại biển Caribe, thế nhưng mất một phần quan trọng lãnh hải đã thực hiện chủ quyền trước khi phán quyết được đưa ra.
Vụ tranh chấp do Nicaragua đưa ra ICJ năm 2001, vì không chấp nhận đường biên giới trên biển theo Hiệp ước Esguerra-Bárcenas ký với Colombia năm 1928 với lý do văn kiện này được ký dưới thời chiếm đóng của Mỹ và gây bất lợi cho Managua.
Theo Hiệp ước Esguerra-Bárcenas, Nicaragua chấp nhận chủ quyền của Colombia đối với các đảo San Andrés và Providencia, hai đảo lớn nhất của quần đảo San Andrés, và kinh tuyến 82 là biên giới trên biển giữa hai nước.
Phán quyết của ICJ hôm 19/11 đưa ra đường phân định ranh giới mới trên biển giữa hai nước, khiến Colombia bị mất vùng lãnh hải được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ và hải sản dồi dào.
Bà Holguín cũng cho biết đã thông báo cho Liên hợp quốc và Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) về sự “bất bình” của Colombia trước phán quyết của tòa án có trụ sở tại La Hay (Hà Lan).
Trong khi đó, Phó chủ tịch thứ 2 Thượng viện Colombia, Édgar Espíndola, đã gửi thư lên Tổng thống Juan Manuel Santos đề nghị chính phủ thực hiện chủ quyền bằng cách duy trì sự hiện diện của tầu chiến tại kinh tuyến 82.
Mặt khác, Tư lệnh Hải quân Colombia, đô đốc Roberto García, khẳng định Tổng thống Santos đã ra lệnh tiếp tục giữ các tầu chiến tại vùng biển ICJ ra phán quyết giao cho Nicaragua, để bảo vệ ngư dân, chống buôn lậu ma túy và thực hiện chủ quyền tại quần đảo.
Trong khi đó, Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega, và quốc hội nước này đã kêu gọi Colombia chấp nhận và thực hiện phán quyết của ICJ.
Từ năm 1980, Colombia và Nicaragua rơi vào xung đột ngoại giao và chính trị, sau khi Managua chấm dứt Hiệp ước Esguerra-Bárcenas và năm 2002 đã gọi thầu quốc tế để khai thác dầu mỏ tại vùng biển tranh chấp./.
Trong một phiên điều trần tại Hạ viện, người đứng đầu ngành ngoại giao Colombia nói nước này sẽ sử dụng tất cả các công cụ có thể để bảo vệ quyền lợi của mình sau phán quyết của ICJ.
Theo phán quyết được ICJ đưa ra ngày 19/11, Colombia được tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ các đảo thuộc quần đảo San Andrés tranh chấp với Nicaragua tại biển Caribe, thế nhưng mất một phần quan trọng lãnh hải đã thực hiện chủ quyền trước khi phán quyết được đưa ra.
Vụ tranh chấp do Nicaragua đưa ra ICJ năm 2001, vì không chấp nhận đường biên giới trên biển theo Hiệp ước Esguerra-Bárcenas ký với Colombia năm 1928 với lý do văn kiện này được ký dưới thời chiếm đóng của Mỹ và gây bất lợi cho Managua.
Theo Hiệp ước Esguerra-Bárcenas, Nicaragua chấp nhận chủ quyền của Colombia đối với các đảo San Andrés và Providencia, hai đảo lớn nhất của quần đảo San Andrés, và kinh tuyến 82 là biên giới trên biển giữa hai nước.
Phán quyết của ICJ hôm 19/11 đưa ra đường phân định ranh giới mới trên biển giữa hai nước, khiến Colombia bị mất vùng lãnh hải được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ và hải sản dồi dào.
Bà Holguín cũng cho biết đã thông báo cho Liên hợp quốc và Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) về sự “bất bình” của Colombia trước phán quyết của tòa án có trụ sở tại La Hay (Hà Lan).
Trong khi đó, Phó chủ tịch thứ 2 Thượng viện Colombia, Édgar Espíndola, đã gửi thư lên Tổng thống Juan Manuel Santos đề nghị chính phủ thực hiện chủ quyền bằng cách duy trì sự hiện diện của tầu chiến tại kinh tuyến 82.
Mặt khác, Tư lệnh Hải quân Colombia, đô đốc Roberto García, khẳng định Tổng thống Santos đã ra lệnh tiếp tục giữ các tầu chiến tại vùng biển ICJ ra phán quyết giao cho Nicaragua, để bảo vệ ngư dân, chống buôn lậu ma túy và thực hiện chủ quyền tại quần đảo.
Trong khi đó, Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega, và quốc hội nước này đã kêu gọi Colombia chấp nhận và thực hiện phán quyết của ICJ.
Từ năm 1980, Colombia và Nicaragua rơi vào xung đột ngoại giao và chính trị, sau khi Managua chấm dứt Hiệp ước Esguerra-Bárcenas và năm 2002 đã gọi thầu quốc tế để khai thác dầu mỏ tại vùng biển tranh chấp./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)