Các nhà khoa học Anh chứng minh được rằng con người hành động khi phản ứng với ngoại cảnh nhanh hơn so với khi hành động một cách chủ ý.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học tổng hợp Birmingham được công bố trên tạp chí uy tín "Công trình nghiên cứu Hội hoàng gia" (Viện Hàn lâm khoa học Anh) số ra ngày 3/2.
Các nhà khoa học chia nhóm người tham gia thí nghiệm thành từng cặp và tổ chức cho họ thực hiện một loạt cuộc "đấu súng", trong đó thay vì súng thật, mỗi người tham gia phải nhấn lần lượt các nút và phải cố gắng nhấn nhanh hơn đối thủ.
Kết quả là trong phần lớn các trường hợp, những người phản ứng đáp trả hành động của đối thủ, hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn 10% hoặc 21 miligiây. Kết quả này không thể giải thích bởi sự nhanh nhẹn bẩm sinh, bởi người chơi lần lượt thay đổi vai trò với nhau.
Các nhà khoa học cho rằng có thể giải thích phát hiện của họ như sau: Hành động phản ứng và hành động có chủ định là hai quá trình sinh học khác nhau về tính chất, được các khu vực khác nhau trong não điều khiển. Có thể sự khác nhau này được hình thành và hoàn thiện trong quá trình tiến hóa, bởi chính phản ứng nhanh đã giúp tổ tiên chúng ta sinh tồn được trong những tình huống nguy hiểm như bị thú dữ tấn công.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này giúp người ta hiểu rõ hơn đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh ở con người, trong đó có cơ chế của bệnh thần kinh nặng như parkinson. Có thể diễn tiến của bệnh parkinson cũng liên quan tới đặc điểm trên của não.
Những người bị bệnh này cảm thấy rất khó khăn khi thực hiện các hành động chủ định, trong khi không mấy khó khăn khi phản ứng với ngoại cảnh, chẳng hạn họ có thể bắt bóng dễ dàng hơn ném bóng./.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học tổng hợp Birmingham được công bố trên tạp chí uy tín "Công trình nghiên cứu Hội hoàng gia" (Viện Hàn lâm khoa học Anh) số ra ngày 3/2.
Các nhà khoa học chia nhóm người tham gia thí nghiệm thành từng cặp và tổ chức cho họ thực hiện một loạt cuộc "đấu súng", trong đó thay vì súng thật, mỗi người tham gia phải nhấn lần lượt các nút và phải cố gắng nhấn nhanh hơn đối thủ.
Kết quả là trong phần lớn các trường hợp, những người phản ứng đáp trả hành động của đối thủ, hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn 10% hoặc 21 miligiây. Kết quả này không thể giải thích bởi sự nhanh nhẹn bẩm sinh, bởi người chơi lần lượt thay đổi vai trò với nhau.
Các nhà khoa học cho rằng có thể giải thích phát hiện của họ như sau: Hành động phản ứng và hành động có chủ định là hai quá trình sinh học khác nhau về tính chất, được các khu vực khác nhau trong não điều khiển. Có thể sự khác nhau này được hình thành và hoàn thiện trong quá trình tiến hóa, bởi chính phản ứng nhanh đã giúp tổ tiên chúng ta sinh tồn được trong những tình huống nguy hiểm như bị thú dữ tấn công.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này giúp người ta hiểu rõ hơn đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh ở con người, trong đó có cơ chế của bệnh thần kinh nặng như parkinson. Có thể diễn tiến của bệnh parkinson cũng liên quan tới đặc điểm trên của não.
Những người bị bệnh này cảm thấy rất khó khăn khi thực hiện các hành động chủ định, trong khi không mấy khó khăn khi phản ứng với ngoại cảnh, chẳng hạn họ có thể bắt bóng dễ dàng hơn ném bóng./.
(TTXVN/Vietnam+)