Nếu ví cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) như “cơn sóng lớn và dữ,” thì có thể nói trong ba năm qua hai nền kinh tế đầu tàu Pháp và Đức đã giúp “chèo chống” con tàu kinh tế Eurozone bớt “tròng trành” và giúp nó mau “nổi” trở lại khi có dấu hiệu “chìm.”
Tuy nhiên, các số liệu kinh tế quý 3/2012 vừa công bố cho thấy cuộc khủng hoảng này đã suýt “cuốn” Pháp vào suy thoái và kéo Đức giảm tốc đáng kể.
Một khi không thể “vững tay chèo,” hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu không thể “lái” cả con tàu Eurozone ra khỏi vòng xoáy suy thoái như trước.
Kết quả là kinh tế Eurozone đã chính thức trở lại suy thoái trong quý 3/2012, lần suy thoái thứ hai kể từ năm 2009.
Pháp - Quả bom hẹn giờ giữa lòng châu Âu
Pháp vẫn luôn là trái tim của Eurozone cũng như của Liên minh châu Âu (EU). Chính phủ Pháp luôn muốn tăng cường ảnh hưởng của mình tại EU, nhưng giờ đây Pháp đang muốn đẩy vai trò dẫn đường Eurozone ra khỏi khủng hoảng sang cho Đức. Bản thân con tàu Pháp cũng ngày càng “tròng trành.”
Tại sao giới phân tích lại xem nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu này có thể trở thành mối nguy lớn nhất đối với Eurozone?
Mặc dù kinh tế Pháp vẫn còn ẩn chứa nhiều sức mạnh, nhưng khủng hoảng nợ Eurozone đã phơi bày những điểm yếu của nền kinh tế này.
Pháp đã để mất sức cạnh tranh vào tay Đức và xu hướng này ngày càng gia tăng khi Đức tích cực cắt giảm chi phí và tiến hành các chính sách cải cách lớn.
Không thể giảm giá đồng nội tệ, Pháp đã viện tới biện pháp cắt giảm chi tiêu và nợ. Chi tiêu ngân sách của Pháp hiện chiếm gần 57% GDP.
Do thất bại trong việc cân bằng ngân sách từ năm 1981, nợ công của nước này đã tăng từ 22% GDP lên trên 90% hiện nay.
Môi trường kinh doanh ở Pháp cũng đang xấu đi, khi các công ty nước này phải gánh mức thuế cao ngất ngưởng, các khoản phí xã hội “nặng đô” nhất Eurozone và phải tuân thủ các quy định lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm cứng nhắc quá mức.
Kết quả là số doanh nghiệp nhỏ và vừa - động cơ tạo việc làm quan trọng hiện nay - ít hơn Đức, Italy và Anh, đồng thời có rất ít công ty mới “góp tên” vào chỉ số chứng khoán CAC-40 kể từ khi chỉ số này ra đời hồi năm 1987.
Khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế trong bối cảnh khủng nợ công châu Âu hiện là thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Các biện pháp kiểm soát chi tiêu chính phủ và giảm chi phí lao động (để tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách) mà ông Hollande công bố hồi tuần trước lại đè nặng lên tăng trưởng và thị trường việc làm. Theo thống kê của châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 10,8%.
Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee) ngày 15/11 cho hay Pháp đã tránh được suy thoái trong “gang tấc,” với mức tăng nhẹ 0,2% trong quý 3/2012, sau khi giảm 0,1% trong quý 2/2012. Chỉ số lòng tin tiếp tục sa sút báo hiệu kinh tế Pháp sẽ đương đầu với nhiều khó khăn hơn trong quý 4/2012 và rất có thể sẽ suy thoái trong quý cuối năm này.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với Pháp từ Aaa xuống Aa1 dựa trên đánh giá triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu này xấu đi.
Tổng thống Hollande đang đứng trước sức ép lớn hơn bao giờ hết phải nhanh chóng tìm cách hỗ trợ tăng trưởng.
Kinh tế Đức “say sóng”
Trong khi Pháp “thoát hiểm,” nỗi lo cuộc khủng hoảng nợ công có thể đẩy Đức vào suy thoái cũng gia tăng sau khi chỉ số lòng tin các nhà đầu tư của viện kinh tế Đức ZEW giảm từ -11,5 điểm trong tháng 10/2012 xuống -15,7 điểm trong tháng 11/2012.
Theo Cơ quan thống kê liên bang Destatis, trong cùng thời gian này “con sóng dữ” khủng hoảng nợ khu vực cũng đang “dọa nhấn chìm” cả nền kinh tế lớn nhất châu Âu khi Đức chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó.
Xét tổng thể, trong khi nhiều nền kinh tế khác trong Eurozone tăng trưởng âm hoặc rơi vào suy thoái, đầu tàu kinh tế Đức đến thời điểm này vẫn tránh được những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kéo dài ba năm qua.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo dù chưa rơi vào suy thoái nhưng Đức sẽ gặp không ít khó khăn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong quý 4/2012. Các số liệu công bố đầu tháng này cho thấy bức tranh kinh tế Đức khó sáng sủa hơn trong thời gian ngắn khi mà các số liệu trong tháng 9/2012 cho thấy thặng dư thương mại của Đức thu hẹp, xuất khẩu giảm 2,5% trong khi sản lượng công nghiệp giảm 1,8% - mạnh hơn nhiều so với dự báo.
Chính phủ Đức dự báo kinh tế nước nhà cả năm 2012 tăng trưởng 0,8% nhưng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013.
Eurozone chính thức suy thoái lần thứ hai trong ba năm qua
Mức tăng trưởng "nhẹ nhàng" của Đức, Pháp không thể “chèo lái” được cả con tàu Eurozone - trị giá khoảng 9.500 tỷ euro (12.100 tỷ USD) và đóng góp khoảng 1/5 GDP toàn cầu - khi nhiều thành viên khác giảm tốc.
Trong quý 3/2012, các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để cân bằng tài chính công và giảm nợ đã khiến cho kinh tế Tây Ban Nha và Italia giảm tương ứng là 0,3% và 0,2%, kinh tế Áo giảm 0,1% và Hà Lan giảm 1,1% - mức giảm mạnh nhất trong Eurozone.
Hy Lạp, nước chìm trong suy thoái kinh tế suốt 5 năm qua, giảm 7,2% trong quý 3/2012 so với một năm trước đó, và dự báo sẽ giảm 4,5% trong năm 2013 (theo báo cáo Ngân sách năm 2013). Nợ công của Hy Lạp hiện lên tới 190% GDP và tỷ lệ thất nghiệp trên 25%.
Kết quả của tình trạng “lực bất tòng tâm” là kinh tế Eurozone gồm 17 thành viên đã rơi trở lại suy thoái trong quý 3/2012.
Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) vừa cho hay kinh tế Eurozone giảm 0,1% trong quý 3/2012 và 0,2% trong quý 2/2012. Đây là lần thứ hai Eurozone chính thức rơi vào suy thoái kể từ năm 2009. So với quý 3/2011, kinh tế Eurozone trong quý 3/2012 giảm 0,6%, trong khi EU giảm 0,4%.
Kinh tế Eurozone có thể sẽ tiếp tục suy thoái sâu trong quý 4/2012
Các số liệu thống kê mới cho thấy Eurozone không những chưa thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái mà tình hình thậm chí còn có thể xấu đi trong thời gian tới.
Ủy ban châu Âu (EC) mới đây dự báo Eurozone sẽ giảm 0,4% trong năm 2012 trước khi tăng trưởng nhẹ 0,1% năm 2013 và phải tới năm 2014 mới phục hồi với mức tăng khoảng 1,4%.
Tình trạng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước sẽ làm tình hình kinh tế thêm khó khăn trong quý còn lại của năm và làm gia tăng mối quan ngại rằng khủng hoảng nợ công tại châu Âu sẽ sâu sắc và khó đối phó hơn.
Khó khăn lớn nhất đối với Eurozone là phải giải được bài toán khó: để thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp, cần tăng đầu tư và chi tiêu, song biện pháp này không khả thi vào thời điểm này bởi nó sẽ làm các khoản nợ công thêm “khủng” và dẫn đến nguy cơ vỡ nợ - điều mà các nước thành viên đang cố tránh.
Các nước trong khu vực này đang áp dụng các biện pháp khắc khổ (cắt giảm chi tiêu và tăng thuế) để giảm nợ công, nhưng hệ quả của nó là kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao và phúc lợi xã hội giảm.
Đây là bài toán quá “hóc búa,” các nhà lãnh đạo Eurozone phải vắt óc tiếp tục tìm câu trả lời để đưa kinh tế khu vực này trở lại quỹ đạo tăng trưởng./.
Tuy nhiên, các số liệu kinh tế quý 3/2012 vừa công bố cho thấy cuộc khủng hoảng này đã suýt “cuốn” Pháp vào suy thoái và kéo Đức giảm tốc đáng kể.
Một khi không thể “vững tay chèo,” hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu không thể “lái” cả con tàu Eurozone ra khỏi vòng xoáy suy thoái như trước.
Kết quả là kinh tế Eurozone đã chính thức trở lại suy thoái trong quý 3/2012, lần suy thoái thứ hai kể từ năm 2009.
Pháp - Quả bom hẹn giờ giữa lòng châu Âu
Pháp vẫn luôn là trái tim của Eurozone cũng như của Liên minh châu Âu (EU). Chính phủ Pháp luôn muốn tăng cường ảnh hưởng của mình tại EU, nhưng giờ đây Pháp đang muốn đẩy vai trò dẫn đường Eurozone ra khỏi khủng hoảng sang cho Đức. Bản thân con tàu Pháp cũng ngày càng “tròng trành.”
Tại sao giới phân tích lại xem nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu này có thể trở thành mối nguy lớn nhất đối với Eurozone?
Mặc dù kinh tế Pháp vẫn còn ẩn chứa nhiều sức mạnh, nhưng khủng hoảng nợ Eurozone đã phơi bày những điểm yếu của nền kinh tế này.
Pháp đã để mất sức cạnh tranh vào tay Đức và xu hướng này ngày càng gia tăng khi Đức tích cực cắt giảm chi phí và tiến hành các chính sách cải cách lớn.
Không thể giảm giá đồng nội tệ, Pháp đã viện tới biện pháp cắt giảm chi tiêu và nợ. Chi tiêu ngân sách của Pháp hiện chiếm gần 57% GDP.
Do thất bại trong việc cân bằng ngân sách từ năm 1981, nợ công của nước này đã tăng từ 22% GDP lên trên 90% hiện nay.
Môi trường kinh doanh ở Pháp cũng đang xấu đi, khi các công ty nước này phải gánh mức thuế cao ngất ngưởng, các khoản phí xã hội “nặng đô” nhất Eurozone và phải tuân thủ các quy định lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm cứng nhắc quá mức.
Kết quả là số doanh nghiệp nhỏ và vừa - động cơ tạo việc làm quan trọng hiện nay - ít hơn Đức, Italy và Anh, đồng thời có rất ít công ty mới “góp tên” vào chỉ số chứng khoán CAC-40 kể từ khi chỉ số này ra đời hồi năm 1987.
Khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế trong bối cảnh khủng nợ công châu Âu hiện là thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Các biện pháp kiểm soát chi tiêu chính phủ và giảm chi phí lao động (để tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách) mà ông Hollande công bố hồi tuần trước lại đè nặng lên tăng trưởng và thị trường việc làm. Theo thống kê của châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 10,8%.
Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee) ngày 15/11 cho hay Pháp đã tránh được suy thoái trong “gang tấc,” với mức tăng nhẹ 0,2% trong quý 3/2012, sau khi giảm 0,1% trong quý 2/2012. Chỉ số lòng tin tiếp tục sa sút báo hiệu kinh tế Pháp sẽ đương đầu với nhiều khó khăn hơn trong quý 4/2012 và rất có thể sẽ suy thoái trong quý cuối năm này.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với Pháp từ Aaa xuống Aa1 dựa trên đánh giá triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu này xấu đi.
Tổng thống Hollande đang đứng trước sức ép lớn hơn bao giờ hết phải nhanh chóng tìm cách hỗ trợ tăng trưởng.
Kinh tế Đức “say sóng”
Trong khi Pháp “thoát hiểm,” nỗi lo cuộc khủng hoảng nợ công có thể đẩy Đức vào suy thoái cũng gia tăng sau khi chỉ số lòng tin các nhà đầu tư của viện kinh tế Đức ZEW giảm từ -11,5 điểm trong tháng 10/2012 xuống -15,7 điểm trong tháng 11/2012.
Theo Cơ quan thống kê liên bang Destatis, trong cùng thời gian này “con sóng dữ” khủng hoảng nợ khu vực cũng đang “dọa nhấn chìm” cả nền kinh tế lớn nhất châu Âu khi Đức chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó.
Xét tổng thể, trong khi nhiều nền kinh tế khác trong Eurozone tăng trưởng âm hoặc rơi vào suy thoái, đầu tàu kinh tế Đức đến thời điểm này vẫn tránh được những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kéo dài ba năm qua.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo dù chưa rơi vào suy thoái nhưng Đức sẽ gặp không ít khó khăn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong quý 4/2012. Các số liệu công bố đầu tháng này cho thấy bức tranh kinh tế Đức khó sáng sủa hơn trong thời gian ngắn khi mà các số liệu trong tháng 9/2012 cho thấy thặng dư thương mại của Đức thu hẹp, xuất khẩu giảm 2,5% trong khi sản lượng công nghiệp giảm 1,8% - mạnh hơn nhiều so với dự báo.
Chính phủ Đức dự báo kinh tế nước nhà cả năm 2012 tăng trưởng 0,8% nhưng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013.
Eurozone chính thức suy thoái lần thứ hai trong ba năm qua
Mức tăng trưởng "nhẹ nhàng" của Đức, Pháp không thể “chèo lái” được cả con tàu Eurozone - trị giá khoảng 9.500 tỷ euro (12.100 tỷ USD) và đóng góp khoảng 1/5 GDP toàn cầu - khi nhiều thành viên khác giảm tốc.
Trong quý 3/2012, các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để cân bằng tài chính công và giảm nợ đã khiến cho kinh tế Tây Ban Nha và Italia giảm tương ứng là 0,3% và 0,2%, kinh tế Áo giảm 0,1% và Hà Lan giảm 1,1% - mức giảm mạnh nhất trong Eurozone.
Hy Lạp, nước chìm trong suy thoái kinh tế suốt 5 năm qua, giảm 7,2% trong quý 3/2012 so với một năm trước đó, và dự báo sẽ giảm 4,5% trong năm 2013 (theo báo cáo Ngân sách năm 2013). Nợ công của Hy Lạp hiện lên tới 190% GDP và tỷ lệ thất nghiệp trên 25%.
Kết quả của tình trạng “lực bất tòng tâm” là kinh tế Eurozone gồm 17 thành viên đã rơi trở lại suy thoái trong quý 3/2012.
Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) vừa cho hay kinh tế Eurozone giảm 0,1% trong quý 3/2012 và 0,2% trong quý 2/2012. Đây là lần thứ hai Eurozone chính thức rơi vào suy thoái kể từ năm 2009. So với quý 3/2011, kinh tế Eurozone trong quý 3/2012 giảm 0,6%, trong khi EU giảm 0,4%.
Kinh tế Eurozone có thể sẽ tiếp tục suy thoái sâu trong quý 4/2012
Các số liệu thống kê mới cho thấy Eurozone không những chưa thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái mà tình hình thậm chí còn có thể xấu đi trong thời gian tới.
Ủy ban châu Âu (EC) mới đây dự báo Eurozone sẽ giảm 0,4% trong năm 2012 trước khi tăng trưởng nhẹ 0,1% năm 2013 và phải tới năm 2014 mới phục hồi với mức tăng khoảng 1,4%.
Tình trạng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước sẽ làm tình hình kinh tế thêm khó khăn trong quý còn lại của năm và làm gia tăng mối quan ngại rằng khủng hoảng nợ công tại châu Âu sẽ sâu sắc và khó đối phó hơn.
Khó khăn lớn nhất đối với Eurozone là phải giải được bài toán khó: để thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp, cần tăng đầu tư và chi tiêu, song biện pháp này không khả thi vào thời điểm này bởi nó sẽ làm các khoản nợ công thêm “khủng” và dẫn đến nguy cơ vỡ nợ - điều mà các nước thành viên đang cố tránh.
Các nước trong khu vực này đang áp dụng các biện pháp khắc khổ (cắt giảm chi tiêu và tăng thuế) để giảm nợ công, nhưng hệ quả của nó là kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao và phúc lợi xã hội giảm.
Đây là bài toán quá “hóc búa,” các nhà lãnh đạo Eurozone phải vắt óc tiếp tục tìm câu trả lời để đưa kinh tế khu vực này trở lại quỹ đạo tăng trưởng./.
Như Mai (TTXVN)