Nếu như sưu tập đồ vật cổ được sử dụng trong các triều đại phong kiến đã là chuyện khó khăn thì việc sưu tập trang phục của chốn cung đình càng khó khăn gấp bội. Gần như toàn bộ trang phục của vua, chúa hiện được trưng bày tại các bảo tàng đều là đồ phục dựng.
Chúng tôi có dịp được ông Dương Phú Hiến - nhà sưu tập đồ cổ lừng danh của Hà thành - tạo điều kiện cho chiêm ngưỡng những trang phục mà nếu được thẩm định có thể là những báu vật của quốc gia.
Những báu vật không dễ có
Trong số khoảng trên 20 bộ trang phục cung đình mà ông Dương Phú Hiến đang lưu giữ, có 3 chiếc hoàng bào, 1 bộ váy hoàng hậu. Trong số đó, ngoài chiếc long bào dát vàng thì chiếc áo được ông Hiến coi là đặc biệt hàng thứ hai lại chính là chiếc áo của một vị quan. Đó là bộ trang phục của cụ Phan Thanh Giản. Ông Hiến cho biết, đây chính là chiếc áo mà cụ đã mặc đi sứ sang Paris (Pháp) năm 1863 để đàm phán xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
Còn 3 bộ hoàng bào, ông Hiến cho biết, trong đó có 1 bộ dành cho các dịp tiếp đại sứ, một bộ để tiếp hoàng tộc và một bộ để giao triều. Trong đó đáng chú ý là chiếc áo giao triều được thêu bằng những sợi chỉ dát vàng. Và theo lời chủ nhân của bộ sưu tập thì lượng vàng trên chiếc áo này không nhỏ.
Điểm đặc biệt nổi bật của những chiếc áo cung đình là chúng được làm từ gấm, vóc với chất liệu tơ tằm 100%. Với chất liệu này, những chiếc áo tuy có vẻ cầu kỳ, nhiều lớp nhưng lại là những trang phục mặc mùa Hè thì mang lại cảm giác mát mẻ, thoáng đãng; còn mặc mùa Đông thì ấm áp.
Các bộ quần áo còn lại đều là của các quan, công chúa, hay cung nữ. Ngoài ra, ông Hiến còn sưu tập được một số đôi hài bằng vải, những chiếc mũ quan hay những dải băng đội đầu của các công chúa và tùy nữ. Toàn bộ bộ sưu tập này đều thuộc đời Nguyễn.
Theo ông Hiến, những bộ trang phục này vô cùng đắt và không phải có tiền là mua được. Thậm chí những người lưu giữ thường giấu đi các bộ trang phục này vì sợ bị mất hoặc kẻ gian nhòm ngó. Hoặc có những người giữ được nhưng không biết giá trị cũng như không biết bảo quản nên thường bị hư hỏng nhiều, có nhiều chiếc lại bị mối xông mục nát hết.
Khâu bảo quản là khâu khó khăn nhất đối với những bộ trang phục cung đình vì chất liệu tơ tằm rất dễ bị hư hỏng nếu không có cách giữ gìn thích hợp. Để lưu giữ được những bộ trang phục này, ông Hiến đã phải thuê các chuyên gia nước ngoài phun hóa chất bảo quản. Tuy nhiên, ông cũng lấy làm tiếc vì điều kiện bảo quản, trưng bày của gia đình chưa được như ý muốn: căn nhà 5 tầng của ông ngày càng trở nên chật chội với những món đồ cổ ngày càng nhiều.
Không có bộ nào giống nhau
Điểm riêng biệt của trang phục cung đình là không có những bộ trùng lặp. Có thể nhìn sơ qua về kiểu dáng bên ngoài, thoạt đầu sẽ thấy có những nét tương đồng nhưng đi sâu vào tìm hiểu kỹ thì các bộ trang phục đều được may, thêu với những nguyên tắc nhất định cho từng vị trí của người sử dụng.
Trang phục cung đình thường có chất liệu quý hiếm là tơ tằm (bao gồm cả chỉ thêu). Cách thêu thường là đường canh nào theo đúng đường canh ấy, dù có tới 1.000 mũi chỉ trong một đường canh thì các mũi ấy vẫn phải đều nhau tăm tắp cả về độ dài và khoảng cách. Chỉ thêu phải là chất liệu tơ tằm màu sắc hòa nhã, không bóng nhưng không được xỉn. Mỗi áo của một cấp bậc, chức vụ khác nhau thì sử dụng một loại chỉ khác nhau.
Ví dụ, long bào thì phải dùng chỉ se hai chiều nhưng áo hoàng hậu chỉ được dùng loại chỉ se một chiều, hay kim tuyến trên áo vua có màu riêng biệt, màu kim tuyến trên áo hoàng hậu cũng sẽ khác áo công chúa, hoàng tử...
Ðặc biệt, mỗi họa tiết thêu trên long bào lại có những đòi hỏi về màu sắc riêng, ví như màu lam thể hiện hình ảnh sóng nước trên áo vua. Mỗi mảng lại đòi hỏi những màu lam khác nhau, và trên mỗi mảng đó, bắt buộc phải có năm sắc độ lam, từ đậm đến nhạt. Tất cả các màu sắc trên long bào, đều tuân thủ nguyên tắc đó, khiến một chiếc long bào dùng tới hơn 100 loại chỉ khác nhau.
Ngoài ra, trên mỗi trang phục lại có một quy định riêng về hình thù, họa tiết tùy theo người sử dụng là ai. Ví như hình con rồng chỉ sự độc tôn của nhà vua, tượng trưng cho vương quyền và chỉ có áo vua mới có hình tượng này.
Hay hình kỳ lân - là con vật biểu trưng cho sự tôn trọng với tư cách giám sát sự trung thành của các quan lại đối với nhà vua, thì thường được sử dụng thêu trên áo của quan lại; phượng hoàng tượng trưng cho sự giàu đẹp, thịnh vượng thường gắn với nữ giới; bát bửu là những đồ quý tượng trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau như hạnh phúc, giàu có, sức khỏe... hoặc cầu mong mọi sự tốt đẹp.
Ngoài ra, khoảng cách giữa các họa tiết cũng được quy định chặt chẽ cho từng bộ trang phục. Các loại khuy cài, họa tiết đính kèm cũng có những yêu cầu khắt khe riêng, không chiếc nào giống chiếc nào.
Xét trên phương diện mỹ thuật, mỗi bộ trang phục của các bậc vua quan triều Nguyễn đều là một tác phẩm nghệ thuật. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật may, thêu, hội họa và nghề kim hoàn. Với những nguyên tắc chặt chẽ ấy đòi hỏi phải có những người thợ thêu tài ba và cần mẫn. Và cũng chính vì những nguyên tắc khắt khe ấy mà người thợ thêu chỉ cần sơ sẩy một chút thì coi như toàn bộ chiếc áo phải bỏ đi.
Để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, các thợ thêu đều phải thực hiện từng công đoạn một cách cẩn trọng. Chính vì vậy, có những chiếc áo phải mất tới vài năm mới hoàn thành được. Các chất liệu sử dụng làm trang phục cung đình trước đây khác rất nhiều so với các chất liệu ngày nay. Do những yêu cầu chặt chẽ của trang phục cung đình nên trang phục này luôn do các nghệ nhân là tinh hoa của cả nước cắt may, thêu thùa.
Vải lụa và chỉ thêu hiện đại có những gam màu lòe loẹt trong khi chất liệu dùng cho trang phục cung đình lại yêu cầu nền nã. Chất liệu vải và chỉ thêu trước đây đều được sản xuất thủ công, trong khi đó các chất liệu này ngày nay thường được sản xuất theo dây chuyền và sử dụng máy móc nên không tạo được sự đặc sắc riêng cho từng loại vải. Chính vì những đòi hỏi khắt khe này mà các bộ trang phục cung đình phục dựng ngày nay hiếm khi đạt được tất cả những đặc điểm của một bộ trang phục cung đình thực sự.
Các bộ phục dựng thường bị rơi vào tình trạng cóp từ kiểu dáng chiếc này sang chiếc khác. Vì vậy, những chiếc áo phục dựng thường bị trùng lặp. Bên cạnh đó, những chất liệu như chỉ dát vàng, bạc thì chỉ xuất hiện ở những bộ trang phục cung đình thực sự mà trang phục phục dựng không có được. Ngoài ra, còn một đặc điểm mà những bộ trang phục phục dựng không bao giờ có thể có được chính là yếu tố thời gian và yếu tố con người. Trên những bộ trang phục cung đình mà ông Hiến sưu tập được đều: thể hiện rõ nét màu thời gian cũng như những vết mồ hôi của người sử dụng còn in trên áo.
Để những bộ trang phục cung đình này có dịp phục vụ đông đảo công chúng, ông Dương Phú Hiến cho biết, sẽ kết hợp với một bảo tàng tại Hà Nội để triển lãm vào đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tới đây./.
Chúng tôi có dịp được ông Dương Phú Hiến - nhà sưu tập đồ cổ lừng danh của Hà thành - tạo điều kiện cho chiêm ngưỡng những trang phục mà nếu được thẩm định có thể là những báu vật của quốc gia.
Những báu vật không dễ có
Trong số khoảng trên 20 bộ trang phục cung đình mà ông Dương Phú Hiến đang lưu giữ, có 3 chiếc hoàng bào, 1 bộ váy hoàng hậu. Trong số đó, ngoài chiếc long bào dát vàng thì chiếc áo được ông Hiến coi là đặc biệt hàng thứ hai lại chính là chiếc áo của một vị quan. Đó là bộ trang phục của cụ Phan Thanh Giản. Ông Hiến cho biết, đây chính là chiếc áo mà cụ đã mặc đi sứ sang Paris (Pháp) năm 1863 để đàm phán xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
Còn 3 bộ hoàng bào, ông Hiến cho biết, trong đó có 1 bộ dành cho các dịp tiếp đại sứ, một bộ để tiếp hoàng tộc và một bộ để giao triều. Trong đó đáng chú ý là chiếc áo giao triều được thêu bằng những sợi chỉ dát vàng. Và theo lời chủ nhân của bộ sưu tập thì lượng vàng trên chiếc áo này không nhỏ.
Điểm đặc biệt nổi bật của những chiếc áo cung đình là chúng được làm từ gấm, vóc với chất liệu tơ tằm 100%. Với chất liệu này, những chiếc áo tuy có vẻ cầu kỳ, nhiều lớp nhưng lại là những trang phục mặc mùa Hè thì mang lại cảm giác mát mẻ, thoáng đãng; còn mặc mùa Đông thì ấm áp.
Các bộ quần áo còn lại đều là của các quan, công chúa, hay cung nữ. Ngoài ra, ông Hiến còn sưu tập được một số đôi hài bằng vải, những chiếc mũ quan hay những dải băng đội đầu của các công chúa và tùy nữ. Toàn bộ bộ sưu tập này đều thuộc đời Nguyễn.
Theo ông Hiến, những bộ trang phục này vô cùng đắt và không phải có tiền là mua được. Thậm chí những người lưu giữ thường giấu đi các bộ trang phục này vì sợ bị mất hoặc kẻ gian nhòm ngó. Hoặc có những người giữ được nhưng không biết giá trị cũng như không biết bảo quản nên thường bị hư hỏng nhiều, có nhiều chiếc lại bị mối xông mục nát hết.
Khâu bảo quản là khâu khó khăn nhất đối với những bộ trang phục cung đình vì chất liệu tơ tằm rất dễ bị hư hỏng nếu không có cách giữ gìn thích hợp. Để lưu giữ được những bộ trang phục này, ông Hiến đã phải thuê các chuyên gia nước ngoài phun hóa chất bảo quản. Tuy nhiên, ông cũng lấy làm tiếc vì điều kiện bảo quản, trưng bày của gia đình chưa được như ý muốn: căn nhà 5 tầng của ông ngày càng trở nên chật chội với những món đồ cổ ngày càng nhiều.
Không có bộ nào giống nhau
Điểm riêng biệt của trang phục cung đình là không có những bộ trùng lặp. Có thể nhìn sơ qua về kiểu dáng bên ngoài, thoạt đầu sẽ thấy có những nét tương đồng nhưng đi sâu vào tìm hiểu kỹ thì các bộ trang phục đều được may, thêu với những nguyên tắc nhất định cho từng vị trí của người sử dụng.
Trang phục cung đình thường có chất liệu quý hiếm là tơ tằm (bao gồm cả chỉ thêu). Cách thêu thường là đường canh nào theo đúng đường canh ấy, dù có tới 1.000 mũi chỉ trong một đường canh thì các mũi ấy vẫn phải đều nhau tăm tắp cả về độ dài và khoảng cách. Chỉ thêu phải là chất liệu tơ tằm màu sắc hòa nhã, không bóng nhưng không được xỉn. Mỗi áo của một cấp bậc, chức vụ khác nhau thì sử dụng một loại chỉ khác nhau.
Ví dụ, long bào thì phải dùng chỉ se hai chiều nhưng áo hoàng hậu chỉ được dùng loại chỉ se một chiều, hay kim tuyến trên áo vua có màu riêng biệt, màu kim tuyến trên áo hoàng hậu cũng sẽ khác áo công chúa, hoàng tử...
Ðặc biệt, mỗi họa tiết thêu trên long bào lại có những đòi hỏi về màu sắc riêng, ví như màu lam thể hiện hình ảnh sóng nước trên áo vua. Mỗi mảng lại đòi hỏi những màu lam khác nhau, và trên mỗi mảng đó, bắt buộc phải có năm sắc độ lam, từ đậm đến nhạt. Tất cả các màu sắc trên long bào, đều tuân thủ nguyên tắc đó, khiến một chiếc long bào dùng tới hơn 100 loại chỉ khác nhau.
Ngoài ra, trên mỗi trang phục lại có một quy định riêng về hình thù, họa tiết tùy theo người sử dụng là ai. Ví như hình con rồng chỉ sự độc tôn của nhà vua, tượng trưng cho vương quyền và chỉ có áo vua mới có hình tượng này.
Hay hình kỳ lân - là con vật biểu trưng cho sự tôn trọng với tư cách giám sát sự trung thành của các quan lại đối với nhà vua, thì thường được sử dụng thêu trên áo của quan lại; phượng hoàng tượng trưng cho sự giàu đẹp, thịnh vượng thường gắn với nữ giới; bát bửu là những đồ quý tượng trưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau như hạnh phúc, giàu có, sức khỏe... hoặc cầu mong mọi sự tốt đẹp.
Ngoài ra, khoảng cách giữa các họa tiết cũng được quy định chặt chẽ cho từng bộ trang phục. Các loại khuy cài, họa tiết đính kèm cũng có những yêu cầu khắt khe riêng, không chiếc nào giống chiếc nào.
Xét trên phương diện mỹ thuật, mỗi bộ trang phục của các bậc vua quan triều Nguyễn đều là một tác phẩm nghệ thuật. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật may, thêu, hội họa và nghề kim hoàn. Với những nguyên tắc chặt chẽ ấy đòi hỏi phải có những người thợ thêu tài ba và cần mẫn. Và cũng chính vì những nguyên tắc khắt khe ấy mà người thợ thêu chỉ cần sơ sẩy một chút thì coi như toàn bộ chiếc áo phải bỏ đi.
Để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, các thợ thêu đều phải thực hiện từng công đoạn một cách cẩn trọng. Chính vì vậy, có những chiếc áo phải mất tới vài năm mới hoàn thành được. Các chất liệu sử dụng làm trang phục cung đình trước đây khác rất nhiều so với các chất liệu ngày nay. Do những yêu cầu chặt chẽ của trang phục cung đình nên trang phục này luôn do các nghệ nhân là tinh hoa của cả nước cắt may, thêu thùa.
Vải lụa và chỉ thêu hiện đại có những gam màu lòe loẹt trong khi chất liệu dùng cho trang phục cung đình lại yêu cầu nền nã. Chất liệu vải và chỉ thêu trước đây đều được sản xuất thủ công, trong khi đó các chất liệu này ngày nay thường được sản xuất theo dây chuyền và sử dụng máy móc nên không tạo được sự đặc sắc riêng cho từng loại vải. Chính vì những đòi hỏi khắt khe này mà các bộ trang phục cung đình phục dựng ngày nay hiếm khi đạt được tất cả những đặc điểm của một bộ trang phục cung đình thực sự.
Các bộ phục dựng thường bị rơi vào tình trạng cóp từ kiểu dáng chiếc này sang chiếc khác. Vì vậy, những chiếc áo phục dựng thường bị trùng lặp. Bên cạnh đó, những chất liệu như chỉ dát vàng, bạc thì chỉ xuất hiện ở những bộ trang phục cung đình thực sự mà trang phục phục dựng không có được. Ngoài ra, còn một đặc điểm mà những bộ trang phục phục dựng không bao giờ có thể có được chính là yếu tố thời gian và yếu tố con người. Trên những bộ trang phục cung đình mà ông Hiến sưu tập được đều: thể hiện rõ nét màu thời gian cũng như những vết mồ hôi của người sử dụng còn in trên áo.
Để những bộ trang phục cung đình này có dịp phục vụ đông đảo công chúng, ông Dương Phú Hiến cho biết, sẽ kết hợp với một bảo tàng tại Hà Nội để triển lãm vào đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tới đây./.
(TT&VH Online/Vietnam+)