Sáng 12/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã công bố "Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2012."
10 lĩnh vực bao gồm phân phối dược phẩm, bảo hiểm nhân thọ, truyền hình trả tiền, quảng cáo, ôtô tải, bột giặt, giấy, dầu thực vật, kính xây dựng và vận tải biển được chia ra làm 2 khối gồm khối sản xuất và khối dịch vụ.
Đây là năm thứ hai Cục Quản lý Cạnh tranh công bố Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực kinh tế. Báo cáo là một trong những nỗ lực của Cục Quản lý Cạnh tranh nhằm góp phần tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh trong mọi thành phần kinh tế hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết: Trong khối sản xuất bao gồm các lĩnh vực (sản xuất ôtô, kính xây dựng, bột giặt, giấy và dầu thực vật) đều là các ngành công nghiệp có qui mô thị trường tương đối lớn, tiềm năng và đều đòi hỏi về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiềm lực tài chính. Mặc dù đây là những lĩnh vực lớn và có thế mạnh trên thị trường nhưng hầu hết những lĩnh vực trong khối sản xuất này đều giữ được thị trường ổn định và không có tình trạng cạnh tranh lẫn nhau.
Đối với các lĩnh vực thuộc khối dịch vụ trừ lĩnh vực phân phối dược phẩm, 4 lĩnh vực còn lại là vận tải biển, bảo hiểm nhân thọ, quảng cáo và truyền hình trả tiền đều không nghiêng về kinh doanh và được mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Số lượng các chủ thể này tham gia thị trường khá đông và những doanh nghiệp chiếm vị trí dẫn đầu thị trường thường là các doanh nghiệp nước ngoài.
Nếu so sánh với 5 lĩnh vực trong khối sản xuất thì 5 lĩnh vực khối dịch vụ mức độ tập trung thấp hơn về cấu trúc thị trường. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là có mức độ tập trung cao nhất, tiếp đến là truyền hình trả tiền và vận tải biển.
Xuất phát từ đặc thù và thực trạng cạnh tranh trên thị trường về các lĩnh vực trong khối dịch vụ, bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý Cạnh tranh) khuyến nghị cần phải nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc nâng cao nhận thực của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và tham vấn hòa giải khi các doanh nghiệp có khiếu kiện nhau liên quan tới các vấn đề cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tăng cường sự giám sát thị trường của cơ quan cạnh tranh và các cơ quan hữu quan để kiểm soát hoạt động cạnh tranh và các giao dịch sáp nhập và thâu tóm (M&A). Mặt khác, nên điều chỉnh một số qui định liên quan đến chính sách phát triển trong từng lĩnh vực dịch vụ.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần bổ sung một số quy định về kiểm soát các thỏa thuận dọc, ngang và hỗn hợp gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt cần có quy định cụ thể về xác định thị phần và thị trường liên quan trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể cũng như xem xét các qui định nới lỏng về hành vi bán hạ giá dưới giá thành./.
10 lĩnh vực bao gồm phân phối dược phẩm, bảo hiểm nhân thọ, truyền hình trả tiền, quảng cáo, ôtô tải, bột giặt, giấy, dầu thực vật, kính xây dựng và vận tải biển được chia ra làm 2 khối gồm khối sản xuất và khối dịch vụ.
Đây là năm thứ hai Cục Quản lý Cạnh tranh công bố Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực kinh tế. Báo cáo là một trong những nỗ lực của Cục Quản lý Cạnh tranh nhằm góp phần tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh trong mọi thành phần kinh tế hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết: Trong khối sản xuất bao gồm các lĩnh vực (sản xuất ôtô, kính xây dựng, bột giặt, giấy và dầu thực vật) đều là các ngành công nghiệp có qui mô thị trường tương đối lớn, tiềm năng và đều đòi hỏi về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiềm lực tài chính. Mặc dù đây là những lĩnh vực lớn và có thế mạnh trên thị trường nhưng hầu hết những lĩnh vực trong khối sản xuất này đều giữ được thị trường ổn định và không có tình trạng cạnh tranh lẫn nhau.
Đối với các lĩnh vực thuộc khối dịch vụ trừ lĩnh vực phân phối dược phẩm, 4 lĩnh vực còn lại là vận tải biển, bảo hiểm nhân thọ, quảng cáo và truyền hình trả tiền đều không nghiêng về kinh doanh và được mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Số lượng các chủ thể này tham gia thị trường khá đông và những doanh nghiệp chiếm vị trí dẫn đầu thị trường thường là các doanh nghiệp nước ngoài.
Nếu so sánh với 5 lĩnh vực trong khối sản xuất thì 5 lĩnh vực khối dịch vụ mức độ tập trung thấp hơn về cấu trúc thị trường. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là có mức độ tập trung cao nhất, tiếp đến là truyền hình trả tiền và vận tải biển.
Xuất phát từ đặc thù và thực trạng cạnh tranh trên thị trường về các lĩnh vực trong khối dịch vụ, bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý Cạnh tranh) khuyến nghị cần phải nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc nâng cao nhận thực của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và tham vấn hòa giải khi các doanh nghiệp có khiếu kiện nhau liên quan tới các vấn đề cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tăng cường sự giám sát thị trường của cơ quan cạnh tranh và các cơ quan hữu quan để kiểm soát hoạt động cạnh tranh và các giao dịch sáp nhập và thâu tóm (M&A). Mặt khác, nên điều chỉnh một số qui định liên quan đến chính sách phát triển trong từng lĩnh vực dịch vụ.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần bổ sung một số quy định về kiểm soát các thỏa thuận dọc, ngang và hỗn hợp gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt cần có quy định cụ thể về xác định thị phần và thị trường liên quan trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể cũng như xem xét các qui định nới lỏng về hành vi bán hạ giá dưới giá thành./.
Uyên Hương (TTXVN)