Hoàn thiện hệ thống thuế đảm bảo minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong kế hoạch cải cách tới năm 2015, đã được Bộ Tài chính công bố tại cuộc họp báo giới thiệu về Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015, tổ chức ngày 18/10, tại Hà Nội.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch cải cách hệ thống thuế là đến năm 2015, tối thiểu có 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng Internet; tỷ lệ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.
Đến năm 2015 cơ cấu thu nội địa đạt 70% và 80% tổng thu ngân sách Nhà nước đến năm 2020. Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ huy động thu ngân sách Nhà nước khoảng 23-24% GDP; trong đó từ phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí, lệ phí bình quân hàng năm 16-18% /năm.
Theo Kế hoạch cải cách hệ thống thuế, giai đoạn này các sắc thuế, phí và lệ phí chủ yếu gồm thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất, nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; các loại phí và lệ phí.
Mặt khác, chuyển thuế môn bài thành một khoản thu lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm; hoàn thiện các chế độ thu từ tài nguyên, khoáng sản quốc gia như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu từ dầu khí.
Để thực hiện được mục tiêu này, ngành thuế đã đề ra các giải pháp trọng tâm như công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nộp thuế biết và giám sát.
Theo ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, để đảm bảo việc thuận tiện, ngành thuế sẽ triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính; hình thức tra cứu, trao đổi thông tin có thể được thực hiện qua cổng thông tin điện tử hoặc mạng điện thoại di động để hình thành kênh giao tiếp chủ động với người nộp thuế.
Ngoài ra, những vướng mắc thường gặp với người nộp thuế sẽ được phân tích, phân loại để xây dựng cơ sở dữ liệu giải đáp những thắc mắc này. Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại, Internet cũng sẽ được triển khai trong thời gian tới.
"Với những giải pháp đề ra, chiến lược đặt ra mục tiêu trong vòng 4 năm nữa, tối thiểu 70% số lượng người nộp thuế hài lòng với dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp," ông Nam nhận định.
Ở hướng ngược lại, hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế cũng phải đạt tới trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu bằng cách phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế.
Quy trình quản lý thuế cũng sẽ được chuẩn hóa phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch cải cách hệ thống thuế là đến năm 2015, tối thiểu có 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng Internet; tỷ lệ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.
Đến năm 2015 cơ cấu thu nội địa đạt 70% và 80% tổng thu ngân sách Nhà nước đến năm 2020. Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ huy động thu ngân sách Nhà nước khoảng 23-24% GDP; trong đó từ phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí, lệ phí bình quân hàng năm 16-18% /năm.
Theo Kế hoạch cải cách hệ thống thuế, giai đoạn này các sắc thuế, phí và lệ phí chủ yếu gồm thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất, nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; các loại phí và lệ phí.
Mặt khác, chuyển thuế môn bài thành một khoản thu lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm; hoàn thiện các chế độ thu từ tài nguyên, khoáng sản quốc gia như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu từ dầu khí.
Để thực hiện được mục tiêu này, ngành thuế đã đề ra các giải pháp trọng tâm như công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nộp thuế biết và giám sát.
Theo ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, để đảm bảo việc thuận tiện, ngành thuế sẽ triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính; hình thức tra cứu, trao đổi thông tin có thể được thực hiện qua cổng thông tin điện tử hoặc mạng điện thoại di động để hình thành kênh giao tiếp chủ động với người nộp thuế.
Ngoài ra, những vướng mắc thường gặp với người nộp thuế sẽ được phân tích, phân loại để xây dựng cơ sở dữ liệu giải đáp những thắc mắc này. Trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại, Internet cũng sẽ được triển khai trong thời gian tới.
"Với những giải pháp đề ra, chiến lược đặt ra mục tiêu trong vòng 4 năm nữa, tối thiểu 70% số lượng người nộp thuế hài lòng với dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp," ông Nam nhận định.
Ở hướng ngược lại, hoạt động kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế cũng phải đạt tới trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu bằng cách phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế.
Quy trình quản lý thuế cũng sẽ được chuẩn hóa phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngành thuế đặt mục tiêu giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 là một trong năm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế./.
Xuân Dũng (Vietnam+)