Sáng 12/8, tại Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch cảng sân bay quốc tế Long Thành.
Theo đó, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất 5.000ha, nằm trên địa bàn các xã: Long Phước, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu, Bàu Cạn và Cẩm Đường.
Đây là cảng hàng không cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO, với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá/năm.
Chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam, đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Về quy hoạch khu bay, được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí hơn 6.740 triệu USD.
Các năm từ 2011-2014 sẽ là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính. Sân bay được bắt đầu xây dựng từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành, đưa giai đoạn một vào khai thác trong năm 2020.
Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sân bay Quốc tế Long Thành sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 3 (sau năm 2030), sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm.
Về quy hoạch giao thông đường bộ, sân bay này sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đi về đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đường vành đai 4, kết nối ngầm với tuyến đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách.
Theo tính toán, khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Australia thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước. Khi đi vào hoạt động sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội.
Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng 10 cảng hàng không quốc tế, trong đó cảng hàng không quốc tế Long Thành chiếm 10% diện tích đất của tất cả các cảng hàng không. Đến năm 2030, cảng này sẽ chiếm 20% quỹ đất quy hoạch phát triển toàn bộ mạng lưới cảng hàng không của cả nước./.
Theo đó, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất 5.000ha, nằm trên địa bàn các xã: Long Phước, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu, Bàu Cạn và Cẩm Đường.
Đây là cảng hàng không cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO, với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá/năm.
Chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam, đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Về quy hoạch khu bay, được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí hơn 6.740 triệu USD.
Các năm từ 2011-2014 sẽ là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính. Sân bay được bắt đầu xây dựng từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành, đưa giai đoạn một vào khai thác trong năm 2020.
Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sân bay Quốc tế Long Thành sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 3 (sau năm 2030), sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm.
Về quy hoạch giao thông đường bộ, sân bay này sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đi về đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đường vành đai 4, kết nối ngầm với tuyến đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách.
Theo tính toán, khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Australia thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước. Khi đi vào hoạt động sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội.
Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng 10 cảng hàng không quốc tế, trong đó cảng hàng không quốc tế Long Thành chiếm 10% diện tích đất của tất cả các cảng hàng không. Đến năm 2030, cảng này sẽ chiếm 20% quỹ đất quy hoạch phát triển toàn bộ mạng lưới cảng hàng không của cả nước./.
Công Phong (TTXVN/Vietnam+)