Trung Quốc ngày 7/9 đã kêu gọi Iran hợp tác đầy đủ với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm phục vụ mục đích hòa bình.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết Bắc Kinh đã lưu ý đến báo cáo của IAEA và bày tỏ hy vọng Iran và IAEA có thể hợp tác đầy đủ với nhau, đồng thời xây dựng lòng tin nơi cộng đồng quốc tế đối với tính chất hòa bình của các nhà máy hạt nhân của họ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn các bên liên quan tăng cường nỗ lực ngoại giao và nối lại đàm phán cũng như thương lượng vào thời gian sớm nhất có thể để tìm kiếm một con đường hiệu quả dẫn đến một giải pháp toàn diện, lâu dài và thích hợp cho vấn đề hạt nhân Iran.
Trong khi đó, phát biểu tại Paris trong chuyến thăm Pháp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Iran cần đáp ứng các yêu cầu của IAEA liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
Cùng ngày, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) ngày 7/9 đã ra tuyên bố bày tỏ mong muốn Iran tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và nỗ lực xây dựng Trung Đông thành khu vực không có vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trước đó, trong báo cáo của mình, IAEA bày tỏ tiếp tục quan ngại về những hoạt động mà Iran có thể đang thực hiện để phát triển tên lửa hạt nhân, cho rằng Tehran vẫn tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium bất chấp lệnh trừng phạt, đồng thời hối thúc Iran tăng cường hợp tác với cơ quan này như cho phép tiếp cận những địa điểm, thiết bị và nhân viên và các tài liệu liên quan không chút chậm chễ.
IAEA cũng cho rằng Tehran đang cản trở công việc của cơ quan này tại nước Cộng hòa Hồi giáo khi cấm một số thanh sát viên IAEA nhập cảnh.
Về phần mình, trong cuộc họp báo hàng tuần diễn ra trong ngày 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast tái khẳng định nước này sẵn sàng đàm phán với nhóm Viên (gồm Mỹ, Pháp, Nga và IAEA) về thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân cho một lò phản ứng nghiên cứu ở thủ đô dựa trên Tuyên bố Tehran - văn kiện mà Iran ký với Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil hôm 17/5.
Cùng ngày, hãng thông tấn bán chính thức của Iran ISNA dẫn lời người đứng đầu chương trình nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi cho rằng nước này có quyền cấm một số thanh sát viên của IAEA nhập cảnh.
Ông Salehi cũng cho biết đã yêu cầu IAEA thay thế hai thanh sát viên mà Tehran không hoan nghênh và khẳng định Iran, cũng như các thành viên khác, có quyền lựa chọn danh sách quan sát viên do cơ quan này đề cử./.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết Bắc Kinh đã lưu ý đến báo cáo của IAEA và bày tỏ hy vọng Iran và IAEA có thể hợp tác đầy đủ với nhau, đồng thời xây dựng lòng tin nơi cộng đồng quốc tế đối với tính chất hòa bình của các nhà máy hạt nhân của họ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn các bên liên quan tăng cường nỗ lực ngoại giao và nối lại đàm phán cũng như thương lượng vào thời gian sớm nhất có thể để tìm kiếm một con đường hiệu quả dẫn đến một giải pháp toàn diện, lâu dài và thích hợp cho vấn đề hạt nhân Iran.
Trong khi đó, phát biểu tại Paris trong chuyến thăm Pháp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Iran cần đáp ứng các yêu cầu của IAEA liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
Cùng ngày, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) ngày 7/9 đã ra tuyên bố bày tỏ mong muốn Iran tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và nỗ lực xây dựng Trung Đông thành khu vực không có vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trước đó, trong báo cáo của mình, IAEA bày tỏ tiếp tục quan ngại về những hoạt động mà Iran có thể đang thực hiện để phát triển tên lửa hạt nhân, cho rằng Tehran vẫn tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium bất chấp lệnh trừng phạt, đồng thời hối thúc Iran tăng cường hợp tác với cơ quan này như cho phép tiếp cận những địa điểm, thiết bị và nhân viên và các tài liệu liên quan không chút chậm chễ.
IAEA cũng cho rằng Tehran đang cản trở công việc của cơ quan này tại nước Cộng hòa Hồi giáo khi cấm một số thanh sát viên IAEA nhập cảnh.
Về phần mình, trong cuộc họp báo hàng tuần diễn ra trong ngày 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast tái khẳng định nước này sẵn sàng đàm phán với nhóm Viên (gồm Mỹ, Pháp, Nga và IAEA) về thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân cho một lò phản ứng nghiên cứu ở thủ đô dựa trên Tuyên bố Tehran - văn kiện mà Iran ký với Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil hôm 17/5.
Cùng ngày, hãng thông tấn bán chính thức của Iran ISNA dẫn lời người đứng đầu chương trình nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi cho rằng nước này có quyền cấm một số thanh sát viên của IAEA nhập cảnh.
Ông Salehi cũng cho biết đã yêu cầu IAEA thay thế hai thanh sát viên mà Tehran không hoan nghênh và khẳng định Iran, cũng như các thành viên khác, có quyền lựa chọn danh sách quan sát viên do cơ quan này đề cử./.
(TTXVN/Vietnam+)