Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện trung ương Ljubljana và Viện cơ khí Đại học Ljubljana của Slovenia vừa hợp tác nghiên cứu thành công công nghệ mới giúp tái tạo bầu vú.
Sự ra đời của công nghệ mới này có ý nghĩa quan trọng mang lại hạnh phúc cho những phụ nữ phải cắt vú khi điều trị ung tư tuyến vú.
Báo cáo cho biết, đây là công nghệ tái tạo bầu vú hàng đầu thế giới, ứng dụng hình ảnh gương laser và công nghệ chế tạo mô hình 3D.
Trước tiên các nhà khoa học căn cứ vào kích thước và hình dạng của một bên bầu vú bình thường của cơ thể người bệnh để lấy mô mỡ ở bụng hoặc tổ chức cơ bắp ở lưng. Sau đó tiến hành tạo hình bầu vú. Cuối cùng thực hiện cấy ghép vào bộ phận bầu vú đã bị cắt đi.
Theo các nhà khoa học, với những bệnh nhân được phẫu thuật bằng công nghệ này, bầu vú được cấy ghép không những có thể đảm bảo tính đối xứng với bầu vú lành lặn, mà còn giúp đảm bảo các mô sợi được lấy đi có tính thống nhất với nhiệt độ của toàn bộ cơ thể người bệnh. Hơn nữa, bầu vú tái tạo có thể tăng hoặc giảm tùy theo trọng lượng cơ thể của người bệnh.
Trước mắt, Bệnh viện trung ương Ljubljana đã ứng dụng công nghệ này trong lĩnh vực lâm sàng./.
Sự ra đời của công nghệ mới này có ý nghĩa quan trọng mang lại hạnh phúc cho những phụ nữ phải cắt vú khi điều trị ung tư tuyến vú.
Báo cáo cho biết, đây là công nghệ tái tạo bầu vú hàng đầu thế giới, ứng dụng hình ảnh gương laser và công nghệ chế tạo mô hình 3D.
Trước tiên các nhà khoa học căn cứ vào kích thước và hình dạng của một bên bầu vú bình thường của cơ thể người bệnh để lấy mô mỡ ở bụng hoặc tổ chức cơ bắp ở lưng. Sau đó tiến hành tạo hình bầu vú. Cuối cùng thực hiện cấy ghép vào bộ phận bầu vú đã bị cắt đi.
Theo các nhà khoa học, với những bệnh nhân được phẫu thuật bằng công nghệ này, bầu vú được cấy ghép không những có thể đảm bảo tính đối xứng với bầu vú lành lặn, mà còn giúp đảm bảo các mô sợi được lấy đi có tính thống nhất với nhiệt độ của toàn bộ cơ thể người bệnh. Hơn nữa, bầu vú tái tạo có thể tăng hoặc giảm tùy theo trọng lượng cơ thể của người bệnh.
Trước mắt, Bệnh viện trung ương Ljubljana đã ứng dụng công nghệ này trong lĩnh vực lâm sàng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)