Đã từ lâu, ảnh vệ tinh là một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Từ các thiết bị bay trong không gian này, người ta có thể nhận biết toàn cảnh đến chi tiết các vùng đồng bằng, rừng núi cho tới biển đảo, các hiện tượng thiên tai, lũ lụt, sóng thần... của bất cứ một quốc gia nào.
Tuy vậy, ở Việt Nam, ảnh vệ tinh mới chỉ được ứng dụng ở phạm vi hẹp trong một số ít ngành và chủ yếu phải mua của nước ngoài với giá cao. Mặc dù trung tâm vũ trụ Việt Nam đã được khởi động cách đây vài năm nhưng theo kế hoạch, phải tới năm 2017, dự án này mới chính thức hoàn thành.
Theo ông Ken Miyakawa, Phó Tổng giám đốc công ty Pasco (Nhật Bản) đây là bước tiến đầy tiềm năm của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ vệ tinh. Ngoài việc trợ giúp về tài chính, phía Nhật Bản cũng cam kết sẽ giúp Việt Nam làm chủ công nghệ mới này.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Ken Miyakawa cụ thể hơn về vấn đề này.
- Với những kinh nghiệm của Pasco, ông có thể giới thiệu về công nghệ vệ tinh cũng như những ứng dụng của hệ thống này?
Ông Ken Miyakawa: Có 2 loại vệ tinh quan trắc mặt đất bao gồm hệ thống rada và vệ tinh quang học. Hệ thống rada sẽ cho biết về độ lồi lõm của địa hình với độ phân giải dưới mặt đất có thể lên tới 1m. Tuy nhiên, cũng chính vì thế, độ chân thực của hình ảnh sẽ không như mắt thường vẫn nhìn.
Loại vệ tinh quang học lại hơi khác. Ảnh chụp không những rất thật mà đạt tiêu chuẩn quốc tế khá cao với độ phân giải dưới mặt đất lên tới 50 cm. Vì thế, hệ thống này cho phép chụp vật thể di chuyển ở khoảng cách gần như ôtô hay có thể đo khổ rộng của đường, độ lớn từng ngôi nhà.
Những hình ảnh này có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, du lịch, giao thông hay phòng vệ quốc phòng. Đây là những ứng dụng đang được áp dụng ở Nhật Bản.
- Vậy, công nghệ vệ tinh này có thể ứng dụng thực tế ở Việt Nam ra sao, thưa ông?
Ông Ken Miyakawa: Những hình ảnh vệ tinh về đất đai, nhà cửa có thể là cơ sở dữ liệu cung cấp cho cơ quan thuế. Ví dụ như chúng ta có thể kiểm soát được những ngôi nhà xây trái phép trên đất nông nghiệp. Đây sẽ là căn cứ khá chính xác là để chứng mình cho việc sử dụng sai mục đích.
Ứng dụng vệ tinh còn có nhiều tác dụng với ngành nông nghiệp. Công nghệ có thể dùng để để thu thập những thông tin về khí tượng thủy văn như: tỷ lệ mưa, các loại gió hay lũ lụt.. Việc này có tác dụng cho công tác dự báo ở các vùng nông nghiệp. Tại Nhật Bản, chúng tôi cũng đang sử dụng hình ảnh vệ tinh giúp quản lý nông nghiệp chính xác hơn.
Cũng từ nhũng dữ liệu này, công nghệ vệ tinh có thể dùng trong công tác cảnh báo thiên tai. Ở những vùng núi, chúng ta có thể biết được lượng mưa hàng năm để ngăn chặn việc sạt lở đất. Ngoài ra, với khả năng mô phỏng lũ lụt, những hình ảnh từ vệ tinh còn giúp người sử dụng biết được những khu vực nào có thể nằm trong vùng nguy hiểm.
Với giao thông, hệ thống không thể giải quyết trực tiếp các vấn đề tiêu cực hiện nay nhưng là công cụ gián tiếp để đưa ra quy hoạch đường xá như đo khổ rộng mặt đường, tính toán quỹ đất cho các dự án…
- Ông kỳ vọng thế nào về công nghệ này ở thị trường Việt Nam?
Ông Ken Miyakawa: Trong tương lai, công nghệ vệ tinh sẽ có nhiều tiềm năm để phát triển rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều thời gian để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp khác với công nghệ này. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào định hướng của Việt Nam ra sao.
Chúng tôi cũng vừa làm Bộ Tài nguyên và Môi trường để sử dụng công nghệ này giúp quản lý nguồn tài nguyên. Ngoài ra, việc quản lý ngành du lịch hay đánh bắt cá trên biển đều có thể sử dụng vệ tinh để giám sát.
- Hiện Việt Nam đang hướng tới tự làm chủ công nghệ này. Vậy, Nhật Bản sẽ giúp đỡ như thế nào trong việc chuyển giao công nghệ ?
Ông Ken Miyakawa: Hiện, Việt Nam và Nhật Bản đã ký hợp đồng cho dự án trung tâm vũ trụ ở Láng Hòa Lạc. Với kinh nghiệm của mình, Nhật Bản sẽ trợ giúp Việt Nam để tự phát triển vệ tinh của mình. Với mỗi phương thức vận hành, chúng tôi sẽ giúp Việt Nam cách thu thập thông tin để sử dụng hiệu quả.
Tất nhiên, khi tự sử dụng vệ tinh của mình, Việt Nam sẽ không phải bỏ tiền ra mua hình ảnh của nước ngoài, thay vào đó là những khoản chi phí để duy trì vệ tinh và các hoạt động của hệ thống.
- Xin cảm ơn ông./.
Tuy vậy, ở Việt Nam, ảnh vệ tinh mới chỉ được ứng dụng ở phạm vi hẹp trong một số ít ngành và chủ yếu phải mua của nước ngoài với giá cao. Mặc dù trung tâm vũ trụ Việt Nam đã được khởi động cách đây vài năm nhưng theo kế hoạch, phải tới năm 2017, dự án này mới chính thức hoàn thành.
Theo ông Ken Miyakawa, Phó Tổng giám đốc công ty Pasco (Nhật Bản) đây là bước tiến đầy tiềm năm của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ vệ tinh. Ngoài việc trợ giúp về tài chính, phía Nhật Bản cũng cam kết sẽ giúp Việt Nam làm chủ công nghệ mới này.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Ken Miyakawa cụ thể hơn về vấn đề này.
- Với những kinh nghiệm của Pasco, ông có thể giới thiệu về công nghệ vệ tinh cũng như những ứng dụng của hệ thống này?
Ông Ken Miyakawa: Có 2 loại vệ tinh quan trắc mặt đất bao gồm hệ thống rada và vệ tinh quang học. Hệ thống rada sẽ cho biết về độ lồi lõm của địa hình với độ phân giải dưới mặt đất có thể lên tới 1m. Tuy nhiên, cũng chính vì thế, độ chân thực của hình ảnh sẽ không như mắt thường vẫn nhìn.
Loại vệ tinh quang học lại hơi khác. Ảnh chụp không những rất thật mà đạt tiêu chuẩn quốc tế khá cao với độ phân giải dưới mặt đất lên tới 50 cm. Vì thế, hệ thống này cho phép chụp vật thể di chuyển ở khoảng cách gần như ôtô hay có thể đo khổ rộng của đường, độ lớn từng ngôi nhà.
Những hình ảnh này có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, du lịch, giao thông hay phòng vệ quốc phòng. Đây là những ứng dụng đang được áp dụng ở Nhật Bản.
- Vậy, công nghệ vệ tinh này có thể ứng dụng thực tế ở Việt Nam ra sao, thưa ông?
Ông Ken Miyakawa: Những hình ảnh vệ tinh về đất đai, nhà cửa có thể là cơ sở dữ liệu cung cấp cho cơ quan thuế. Ví dụ như chúng ta có thể kiểm soát được những ngôi nhà xây trái phép trên đất nông nghiệp. Đây sẽ là căn cứ khá chính xác là để chứng mình cho việc sử dụng sai mục đích.
Ứng dụng vệ tinh còn có nhiều tác dụng với ngành nông nghiệp. Công nghệ có thể dùng để để thu thập những thông tin về khí tượng thủy văn như: tỷ lệ mưa, các loại gió hay lũ lụt.. Việc này có tác dụng cho công tác dự báo ở các vùng nông nghiệp. Tại Nhật Bản, chúng tôi cũng đang sử dụng hình ảnh vệ tinh giúp quản lý nông nghiệp chính xác hơn.
Cũng từ nhũng dữ liệu này, công nghệ vệ tinh có thể dùng trong công tác cảnh báo thiên tai. Ở những vùng núi, chúng ta có thể biết được lượng mưa hàng năm để ngăn chặn việc sạt lở đất. Ngoài ra, với khả năng mô phỏng lũ lụt, những hình ảnh từ vệ tinh còn giúp người sử dụng biết được những khu vực nào có thể nằm trong vùng nguy hiểm.
Với giao thông, hệ thống không thể giải quyết trực tiếp các vấn đề tiêu cực hiện nay nhưng là công cụ gián tiếp để đưa ra quy hoạch đường xá như đo khổ rộng mặt đường, tính toán quỹ đất cho các dự án…
- Ông kỳ vọng thế nào về công nghệ này ở thị trường Việt Nam?
Ông Ken Miyakawa: Trong tương lai, công nghệ vệ tinh sẽ có nhiều tiềm năm để phát triển rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều thời gian để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp khác với công nghệ này. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào định hướng của Việt Nam ra sao.
Chúng tôi cũng vừa làm Bộ Tài nguyên và Môi trường để sử dụng công nghệ này giúp quản lý nguồn tài nguyên. Ngoài ra, việc quản lý ngành du lịch hay đánh bắt cá trên biển đều có thể sử dụng vệ tinh để giám sát.
- Hiện Việt Nam đang hướng tới tự làm chủ công nghệ này. Vậy, Nhật Bản sẽ giúp đỡ như thế nào trong việc chuyển giao công nghệ ?
Ông Ken Miyakawa: Hiện, Việt Nam và Nhật Bản đã ký hợp đồng cho dự án trung tâm vũ trụ ở Láng Hòa Lạc. Với kinh nghiệm của mình, Nhật Bản sẽ trợ giúp Việt Nam để tự phát triển vệ tinh của mình. Với mỗi phương thức vận hành, chúng tôi sẽ giúp Việt Nam cách thu thập thông tin để sử dụng hiệu quả.
Tất nhiên, khi tự sử dụng vệ tinh của mình, Việt Nam sẽ không phải bỏ tiền ra mua hình ảnh của nước ngoài, thay vào đó là những khoản chi phí để duy trì vệ tinh và các hoạt động của hệ thống.
- Xin cảm ơn ông./.
Hùng-Dũng (Vietnam+)