Các nước đang phát triển cần khai thác tốt trình độ các lập trình viên bản địa để phát triển các phần mềm phù hợp với nhu cầu và khả năng của địa phương nhằm tăng lợi nhuận và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Đây là điểm nhấn quan trọng trong Báo cáo 2012 về kinh tế thông tin với chủ đề "Công nghiệp phần mềm và các nước đang phát triển", một trong những ấn phẩm hiếm hoi phân tích những xu hướng toàn cầu về công nghệ thông tin và truyền thông cũng như triển vọng phát triển lĩnh vực này, do Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố ngày 28/11 tại Geneva.
Báo cáo 2012 nhấn mạnh, chính phủ các nước đang phát triển cần đề ra các biện pháp riêng để nâng cao khả năng sản xuất phần mềm của nước mình. Các phần mềm được thiết kế và sản xuất trong nước sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh, văn hóa và ngôn ngữ của người sử dụng, đồng thời các sản phẩm này dễ tương thích với các phần mềm đang được sử dụng tại đó. Cụ thể, nếu những phần mềm ứng dụng tương thích tốt với môi trường làm việc có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tốt hơn nguồn lực, hiệu quả hơn trong tìm kiếm thông tin, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, báo cáo khẳng định các nước đang phát triển chưa khai thác tốt tiềm năng của ngành công nghiệp phần mềm. Theo một số đánh giá, chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ tin học trong năm 2011 lên đến 1.200 tỷ USD nhưng 4/5 số tiền này thuộc về các nước phát triển, phần lớn số tiền còn lại thuộc về các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, định hướng thương mại trong sản xuất phần mềm tại mỗi nước cũng rất khác nhau.
Tại một số nước đang phát triển như Costa Rica, Sri Lanka và Uruguay, giá trị xuất khẩu phầm mềm và dịch vụ tin học vượt xa số tiền mà các quốc gia này chi tiêu cho lĩnh vực nói trên.
Tại một số nước khác như Nam Phi, Brazil, Chile, Kenya, chi tiêu cho lĩnh vực này rất cao trong khi kim ngạch xuất khẩu không đáng là bao. Trong khi đó, một số nước có thu nhập đầu người thấp và trung bình như Argentina, Ấn Độ, Malaysia và Philippines, giá trị xuất khẩu phần mềm cũng như bán trong nước luôn đạt doanh số rất cao.
Báo cáo cho rằng thị trường nội địa giữ vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp phần mềm tích lũy kinh nghiệm cũng như tạo ra các sản phẩm mới. Trung Quốc là một ví dụ cụ thể, theo số liệu thông kê chính thức của nước này, giá trị sản xuất phần mềm đã tăng rất mạnh, từ 7 tỷ USD năm 2000 lên đến 285 tỷ USD năm 2011. 90% sản phẩm dành cho thị trường nội địa, tuy nhiên, chúng thường sử dụng trong sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, các sản phẩm này sau đó thường được xuất khẩu.
Các tác giả của Báo cáo 2012 thúc giục chính phủ các nước cần tham gia tích cực vào phát triển công nghiệp phần mềm cũng như củng cố hệ thống tin học quốc gia. Đồng thời, qua trình soạn thảo các chiến lược quốc gia về lĩnh vực phần mềm cần tham khảo ý kiến của đại diện ngành công nghiệp phần mềm, các trường đại học, các lập trình viên và nhiều đối tượng sử dụng.
Báo cáo "Công nghiệp phần mềm và các nước đang phát triển" là nguồn tài liệu tham khảo quý giá về xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cũng như cơ hội đối với các nước đang phát triển trong việc phát triển chính khả năng của họ ở lĩnh vực thiết kế và sản xuất phần mềm./.
Đây là điểm nhấn quan trọng trong Báo cáo 2012 về kinh tế thông tin với chủ đề "Công nghiệp phần mềm và các nước đang phát triển", một trong những ấn phẩm hiếm hoi phân tích những xu hướng toàn cầu về công nghệ thông tin và truyền thông cũng như triển vọng phát triển lĩnh vực này, do Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố ngày 28/11 tại Geneva.
Báo cáo 2012 nhấn mạnh, chính phủ các nước đang phát triển cần đề ra các biện pháp riêng để nâng cao khả năng sản xuất phần mềm của nước mình. Các phần mềm được thiết kế và sản xuất trong nước sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh, văn hóa và ngôn ngữ của người sử dụng, đồng thời các sản phẩm này dễ tương thích với các phần mềm đang được sử dụng tại đó. Cụ thể, nếu những phần mềm ứng dụng tương thích tốt với môi trường làm việc có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tốt hơn nguồn lực, hiệu quả hơn trong tìm kiếm thông tin, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, báo cáo khẳng định các nước đang phát triển chưa khai thác tốt tiềm năng của ngành công nghiệp phần mềm. Theo một số đánh giá, chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ tin học trong năm 2011 lên đến 1.200 tỷ USD nhưng 4/5 số tiền này thuộc về các nước phát triển, phần lớn số tiền còn lại thuộc về các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, định hướng thương mại trong sản xuất phần mềm tại mỗi nước cũng rất khác nhau.
Tại một số nước đang phát triển như Costa Rica, Sri Lanka và Uruguay, giá trị xuất khẩu phầm mềm và dịch vụ tin học vượt xa số tiền mà các quốc gia này chi tiêu cho lĩnh vực nói trên.
Tại một số nước khác như Nam Phi, Brazil, Chile, Kenya, chi tiêu cho lĩnh vực này rất cao trong khi kim ngạch xuất khẩu không đáng là bao. Trong khi đó, một số nước có thu nhập đầu người thấp và trung bình như Argentina, Ấn Độ, Malaysia và Philippines, giá trị xuất khẩu phần mềm cũng như bán trong nước luôn đạt doanh số rất cao.
Báo cáo cho rằng thị trường nội địa giữ vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp phần mềm tích lũy kinh nghiệm cũng như tạo ra các sản phẩm mới. Trung Quốc là một ví dụ cụ thể, theo số liệu thông kê chính thức của nước này, giá trị sản xuất phần mềm đã tăng rất mạnh, từ 7 tỷ USD năm 2000 lên đến 285 tỷ USD năm 2011. 90% sản phẩm dành cho thị trường nội địa, tuy nhiên, chúng thường sử dụng trong sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, các sản phẩm này sau đó thường được xuất khẩu.
Các tác giả của Báo cáo 2012 thúc giục chính phủ các nước cần tham gia tích cực vào phát triển công nghiệp phần mềm cũng như củng cố hệ thống tin học quốc gia. Đồng thời, qua trình soạn thảo các chiến lược quốc gia về lĩnh vực phần mềm cần tham khảo ý kiến của đại diện ngành công nghiệp phần mềm, các trường đại học, các lập trình viên và nhiều đối tượng sử dụng.
Báo cáo "Công nghiệp phần mềm và các nước đang phát triển" là nguồn tài liệu tham khảo quý giá về xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cũng như cơ hội đối với các nước đang phát triển trong việc phát triển chính khả năng của họ ở lĩnh vực thiết kế và sản xuất phần mềm./.
Hoàng Long/Geneva (Vietnam+)