Trong thời gian vừa qua, Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “Viết và công bố các bài báo trên các tạp chí có uy tín” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Southern Cross (Australia) phối hợp tổ chức ngày 16/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sỹ đến từ các trường đại học trong và ngoài nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác công bố nghiên cứu trong nước trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Tại hội thảo, đánh giá chung về thực trạng các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đa số các đại biểu đều cho rằng, Việt Nam ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam thuộc những nước có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất về số lượng công bố quốc tế trong thập kỷ vừa qua (16%).
Giáo sư Phạm Duy Hiển, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, điều đó cho thấy đội ngũ và trình độ khoa học của Việt Nam đã phát triển rất rõ rệt.
Tuy nhiên theo giáo sư Duy Hiển, phần đóng góp của các trường đại học Việt Nam trên các tạp chí khoa học quốc tế còn thấp so với Thái Lan (chỉ đạt 55% so với 95% ở Thái Lan). Các công trình của Việt Nam được công bố trên các tạp chí này vẫn có sự đóng góp rất lớn của các chuyên gia nước ngoài, du học sinh ở nước ngoài. Các công trình do các nhà nghiên cứu trong nước vẫn chưa đuợc trích dẫn nhiều trong các tạp chí khoa học quốc tế. Một số lĩnh vực rất quan trọng, đóng góp nhiều kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam như chế biến lương thực, nông nghiệp, khai thác tài nguyên... vẫn còn lác đác trên diễn đàn thế giới.
Góp ý để các nghiên cứu Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên các tạp chí khoa học quốc tế, ông Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia cho rằng các báo cáo phải thực hiện tốt các tiêu chí: cấu trúc thích hợp, câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, giải thích những giới hạn của nghiên cứu, kết quả bất ngờ từ nghiên cứu, đặc biệt là cách diễn đạt tiếng Anh của các báo cáo chưa chuẩn. Do đó, cần nâng cao tiếng Anh của đội ngũ nghiên cứu./.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “Viết và công bố các bài báo trên các tạp chí có uy tín” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Southern Cross (Australia) phối hợp tổ chức ngày 16/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sỹ đến từ các trường đại học trong và ngoài nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác công bố nghiên cứu trong nước trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Tại hội thảo, đánh giá chung về thực trạng các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đa số các đại biểu đều cho rằng, Việt Nam ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam thuộc những nước có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất về số lượng công bố quốc tế trong thập kỷ vừa qua (16%).
Giáo sư Phạm Duy Hiển, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, điều đó cho thấy đội ngũ và trình độ khoa học của Việt Nam đã phát triển rất rõ rệt.
Tuy nhiên theo giáo sư Duy Hiển, phần đóng góp của các trường đại học Việt Nam trên các tạp chí khoa học quốc tế còn thấp so với Thái Lan (chỉ đạt 55% so với 95% ở Thái Lan). Các công trình của Việt Nam được công bố trên các tạp chí này vẫn có sự đóng góp rất lớn của các chuyên gia nước ngoài, du học sinh ở nước ngoài. Các công trình do các nhà nghiên cứu trong nước vẫn chưa đuợc trích dẫn nhiều trong các tạp chí khoa học quốc tế. Một số lĩnh vực rất quan trọng, đóng góp nhiều kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam như chế biến lương thực, nông nghiệp, khai thác tài nguyên... vẫn còn lác đác trên diễn đàn thế giới.
Góp ý để các nghiên cứu Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên các tạp chí khoa học quốc tế, ông Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia cho rằng các báo cáo phải thực hiện tốt các tiêu chí: cấu trúc thích hợp, câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, giải thích những giới hạn của nghiên cứu, kết quả bất ngờ từ nghiên cứu, đặc biệt là cách diễn đạt tiếng Anh của các báo cáo chưa chuẩn. Do đó, cần nâng cao tiếng Anh của đội ngũ nghiên cứu./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)