Ngày 30/11, hàng trăm phiến quân thuộc nhóm vũ trang M23 đang rút khỏi các quả đồi xung quanh thành phố Sake, một thị trấn ở miền Đông Congo mà họ đã chiếm đóng từ tuần trước và cam kết rút đi theo một thỏa thuận do khu vực làm trung gian.
Cùng ngày, 270 cảnh sát Congo đã được huy động đến Goma của tỉnh Bắc Kivu (miền Đông) để đảm bảo an ninh cho thành phố cảng chiến lược này sau khi phiến quân M23 rút đi.
Trong khi đó, quân đội Congo cho biết sẽ tái bố trí lực lượng tại Goma từ ngày 1/12 tới. Tư lệnh quân đội, Tướng Francois Olenga cho biết một doanh trại sẽ được dựng lên trong thành phố và một đại đội sẽ được đặt tại sân bay.
Theo thỏa thuận trên, đạt được tại một cuộc gặp của các tư lệnh 11 quốc gia thành viên Hội thảo Quốc tế Khu vực Hồ Lớn (ICGLR), phiến quân M23 sẽ phải rút khỏi Sake và Goma, về vị trí cách các thành phố này 20km, nơi mà lực lượng này đã chiếm đóng trước ngày 20/11. M23 sẽ để lại một lực lượng gồm khoảng 100 tay súng tại sân bay, trong khi nước Tandania láng giềng sẽ cử một đại đội tới sân bay. Các quan chức cấp cao ICGLR cũng sẽ đến Goma để giám sát việc rút quân của M23.
[Vẫn bế tắc trong giải quyết khủng hoảng tại Congo]
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Justine Greening đã thông báo ngừng khoản viện trợ trị giá 21 triệu bảng Anh (33,7 triệu USD) cho Rwanda do lo ngại nước này hỗ trợ lực lượng phiến quân tại Congo. Trong khi đó, Anh sẽ tăng thêm viện trợ trị giá 18 triệu bảng cho khoảng 100.000 người ở Congo, dưới dạng thức ăn, nước uống, đồ dùng gia đình và giáo dục khẩn cấp trong bối cảnh lo ngại một thảm họa nhân đạo tại nước này.
Ông Greening cho biết: "Chính phủ Anh đã bày tỏ lo ngại về những báo cáo đáng tin cậy và thuyết phục về việc Rwanda có liên quan tới M23 tại Congo". Theo ông, các bằng chứng này cho thấy các nguyên tắc đối tác trong biên bản ghi nhớ, theo đó, Anh sẽ chỉ cung cấp viện trợ cho các chính phủ hành động mạnh mẽ nhằm giảm đói nghèo, chống tham nhũng, cải thiện tính minh bạch và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế bảo vệ hòa bình và tôn trọng nhân quyền. Anh cam kết tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột tại khu vực này và sẽ phối hợp với các chính phủ Rwanda và Congo nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho tình hình tại miền Đông Congo.
Anh là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai cho Rwanda, sau Mỹ, và dự kiến giải ngân 75 triệu bảng trong năm 2012, trong đó khoảng 37 triệu bảng được dành để hỗ trợ ngân sách nhà nước và được cung cấp trực tiếp cho chính phủ. Trong 4 năm qua, Anh đã viện trợ tổng cộng 265 triệu bảng cho Rwanda./.
Cùng ngày, 270 cảnh sát Congo đã được huy động đến Goma của tỉnh Bắc Kivu (miền Đông) để đảm bảo an ninh cho thành phố cảng chiến lược này sau khi phiến quân M23 rút đi.
Trong khi đó, quân đội Congo cho biết sẽ tái bố trí lực lượng tại Goma từ ngày 1/12 tới. Tư lệnh quân đội, Tướng Francois Olenga cho biết một doanh trại sẽ được dựng lên trong thành phố và một đại đội sẽ được đặt tại sân bay.
Theo thỏa thuận trên, đạt được tại một cuộc gặp của các tư lệnh 11 quốc gia thành viên Hội thảo Quốc tế Khu vực Hồ Lớn (ICGLR), phiến quân M23 sẽ phải rút khỏi Sake và Goma, về vị trí cách các thành phố này 20km, nơi mà lực lượng này đã chiếm đóng trước ngày 20/11. M23 sẽ để lại một lực lượng gồm khoảng 100 tay súng tại sân bay, trong khi nước Tandania láng giềng sẽ cử một đại đội tới sân bay. Các quan chức cấp cao ICGLR cũng sẽ đến Goma để giám sát việc rút quân của M23.
[Vẫn bế tắc trong giải quyết khủng hoảng tại Congo]
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Justine Greening đã thông báo ngừng khoản viện trợ trị giá 21 triệu bảng Anh (33,7 triệu USD) cho Rwanda do lo ngại nước này hỗ trợ lực lượng phiến quân tại Congo. Trong khi đó, Anh sẽ tăng thêm viện trợ trị giá 18 triệu bảng cho khoảng 100.000 người ở Congo, dưới dạng thức ăn, nước uống, đồ dùng gia đình và giáo dục khẩn cấp trong bối cảnh lo ngại một thảm họa nhân đạo tại nước này.
Ông Greening cho biết: "Chính phủ Anh đã bày tỏ lo ngại về những báo cáo đáng tin cậy và thuyết phục về việc Rwanda có liên quan tới M23 tại Congo". Theo ông, các bằng chứng này cho thấy các nguyên tắc đối tác trong biên bản ghi nhớ, theo đó, Anh sẽ chỉ cung cấp viện trợ cho các chính phủ hành động mạnh mẽ nhằm giảm đói nghèo, chống tham nhũng, cải thiện tính minh bạch và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế bảo vệ hòa bình và tôn trọng nhân quyền. Anh cam kết tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột tại khu vực này và sẽ phối hợp với các chính phủ Rwanda và Congo nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho tình hình tại miền Đông Congo.
Anh là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai cho Rwanda, sau Mỹ, và dự kiến giải ngân 75 triệu bảng trong năm 2012, trong đó khoảng 37 triệu bảng được dành để hỗ trợ ngân sách nhà nước và được cung cấp trực tiếp cho chính phủ. Trong 4 năm qua, Anh đã viện trợ tổng cộng 265 triệu bảng cho Rwanda./.
(TTXVN)