Costa Rica thông qua thỏa thuận chống phân biệt chủng tộc

Bộ Ngoại giao Costa Rica phê chuẩn Công ước liên Mỹ chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt nguồn gốc và các hình thức liên quan tới phân biệt chủng tộc.
Costa Rica thông qua thỏa thuận chống phân biệt chủng tộc ảnh 1Bé gái cầm tấm biểu ngữ kêu gọi chấm dứt việc phân biệt chủng tộc với người nhập cư. (Nguồn: AFP)

Ngày 13/12, Bộ Ngoại giao Costa Rica ra thông cáo báo chí tuyên bố quốc gia này là nước đầu tiên tại châu Mỹ phê chuẩn Công ước liên Mỹ chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt nguồn gốc và các hình thức liên quan tới phân biệt chủng tộc.

Bộ trên cho biết thêm theo tiến trình ràng buộc pháp lý, công ước trên sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày. Đây được xem là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý đầu tiên lên án nạn phân biệt đối xử trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống công cộng hay tư nhân.

Ngoài ra, công ước trên, bên cạnh việc tái khẳng định còn cập nhật và cải tiến một số điểm đã được công nhận trong Công ước quốc tế về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc năm 1965.

Bộ Ngoại giao Costa Rica nhấn mạnh quốc gia Trung Mỹ này hiện đang áp dụng Chính sách quốc gia cho một xã hội không có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt nguồn gốc và bài ngoại 2015-2025, được xem là một công cụ mới để xây dựng một xã hội toàn diện hơn.

Công ước liên Mỹ chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt nguồn gốc và các hình thức liên quan tới phân biệt chủng tộc, được ký kết vào năm 2013 sau 8 năm thảo luận và làm việc giữa các nước thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại Washington D.C. (Ảnh: Anadolu Agency/TTXVN)

Tòa án Mỹ ngăn chặn việc loại bỏ USAID

Một thẩm phán liên bang Mỹ đã ngăn cản không cho Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của tỷ phú Elon Musk loại bỏ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vì cho rằng hành động này có thể vi hiến.

Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đồng USD "trầm lắng" trước sức ép đa chiều

Đồng USD chịu sức ép và dao động gần mức thấp nhất trong 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Mỹ và dữ liệu kinh tế ảm đạm.