Tính trung bình về quy mô thư viện của các đại học, cao đẳng thì 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi. Trong số 196 đại học, cao đẳng có báo cáo về bộ thì có 24 trường không có thư viện truyền thống; 119 trường không có thư viện điện tử.
Đây là những số liệu được Cục Cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, ngày 25/10/2010, tại Hội nghị Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của các trường đại học, cao đẳng công lập được Bộ này tổ chức ở Hà Nội.
Không chỉ thiếu về cơ sở, thư viện của các đại học, cao đẳng còn yếu cả về chất lượng. Trong tổng số 172 thư viện được khảo sát thì chỉ có 38,9% thư viện có áp dụng các tiêu chuẩn về thư viện hiện có ở Việt Nam hoặc trên thế giới, chỉ 34,3% sử dụng các phần mềm trong quản lý.
“Trong khi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, là trái tim của mình thì đây là tình trạng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam,” Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất Trần Duy Tạo nói.
Tuy nhiên, quy mô thư viện các trường cũng khó có thể mở rộng khi diện tích trường rất chật hẹp, đặc biệt là các trường ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiêu chuẩn thiết kế trường đại học hiện hành, diện tích bình quân cho một sinh viên đại học là từ 55 đến 85m2 đất nhưng ở Đại học Luật Hà Nội, con số này là 0,67m2, Đại học Xây dựng là 0,84m2, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là 0,54m2…
Bình quân diện tích sử dụng khu học tập trên mỗi sinh viên chỉ đạt 3,6 m2, quá thấp so với tiêu chuẩn thiết kế là 6m2.
“Theo tính toán sơ bộ, tính chung từ nay đến năm 2015, để đáp ứng yêu cầu thành lập cơ sở mới, mở rộng khuôn viên các trường đại học, cao đẳng công lập hiện có để đảm bảo mức bình quân 55m2 trên một sinh viên thì quỹ đất cần bổ sung là 12.000ha,” ông Tạo cho biết./.
Đây là những số liệu được Cục Cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, ngày 25/10/2010, tại Hội nghị Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của các trường đại học, cao đẳng công lập được Bộ này tổ chức ở Hà Nội.
Không chỉ thiếu về cơ sở, thư viện của các đại học, cao đẳng còn yếu cả về chất lượng. Trong tổng số 172 thư viện được khảo sát thì chỉ có 38,9% thư viện có áp dụng các tiêu chuẩn về thư viện hiện có ở Việt Nam hoặc trên thế giới, chỉ 34,3% sử dụng các phần mềm trong quản lý.
“Trong khi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, là trái tim của mình thì đây là tình trạng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam,” Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất Trần Duy Tạo nói.
Tuy nhiên, quy mô thư viện các trường cũng khó có thể mở rộng khi diện tích trường rất chật hẹp, đặc biệt là các trường ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiêu chuẩn thiết kế trường đại học hiện hành, diện tích bình quân cho một sinh viên đại học là từ 55 đến 85m2 đất nhưng ở Đại học Luật Hà Nội, con số này là 0,67m2, Đại học Xây dựng là 0,84m2, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là 0,54m2…
Bình quân diện tích sử dụng khu học tập trên mỗi sinh viên chỉ đạt 3,6 m2, quá thấp so với tiêu chuẩn thiết kế là 6m2.
“Theo tính toán sơ bộ, tính chung từ nay đến năm 2015, để đáp ứng yêu cầu thành lập cơ sở mới, mở rộng khuôn viên các trường đại học, cao đẳng công lập hiện có để đảm bảo mức bình quân 55m2 trên một sinh viên thì quỹ đất cần bổ sung là 12.000ha,” ông Tạo cho biết./.
Phạm Mai (Vietnam+)