Một bài toán tưởng chừng rất đơn giản lại đang gây bão tại Nhật Bản trong thời gian gần đây, khi mà có khoảng 60% dân số tuổi đôi mươi ở Nhật Bản đưa ra đúng đáp số cho phép tính này, theo trang curiosity.com.
Đây là một thực tế đáng lo ngại, vì số người trẻ tuổi có thể giải một bài toán đơn giản đã giảm hẳn 30% so với con số 90% hồi thập niên 80.
Dưới đây là phép tính đã khiến nhiều thanh niên Nhật Bản rối trí:
9 – 3: 1/3 + 1
Một sai lầm thường gặp khi dùng máy tính để tính phép tính này là, khi nhập các con số vào, thì phân số 1/3 sẽ được viết thành dạng 1/3. Khi đó phép tính trên trở thành:
9-3: 1/3 +1
Ở đây, máy tính sẽ hiểu dấu “:” và dấu “/” cùng thể hiện một phép tính là phép chia, và do đó sẽ tính toán từ trái sang phải. Vì thế, phép tính trở thành:
9-3:1:3 +1 = 9 – 1 + 1 = 9
Con số 9 không phải là đáp án đúng của phép tính này, bởi cách hiểu dấu chia của máy tính như trên là sai. Trên thực tế, nếu muốn máy tính cho kết quả chính xác, phân số 1/3 cần được giữ nguyên dạng, hay nói cách khác là khi bấm máy tính, chúng ta cần có thêm một dấu ngoặc để phân biệt như sau:
9-3:(1/3) +1
Từ đây, kết quả đúng của phép tính được tính như sau:
9-3:(1/3) +1 = 9-9+1 = 1
Bài toán này là một ví dụ tốt về các quy tắc thứ tự thực hiện phép tính là nhân chia trước, cộng trừ sau, thực hiện phép tính trong ngoặc trước và tính toán từ trái sang phải. Phép tính nói trên không có ngoặc, nhưng lại có một dấu hiệu cực kỳ dễ nhận biết là phép chia.
Vì thế, chúng ta cần tính kết quả của phép tính 3: 1/3 trước, sau đó mới xét đến các phép tính còn lại. Do 3: 1/3 = 3x3, nên phép tính trở thành:
9 – 3 x 3 +1 = 9-9 +1 = 0+1 = 1./.