Ngày 23/5, cử tri Ai Cập bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak năm 2011.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong hai ngày 23 và 24/5, với 12 ứng cử viên tham gia tranh cử và số cử tri đăng ký bỏ phiếu là trên 50 triệu người. Khoảng 14.500 thẩm phán tham gia giám sát cuộc bầu cử, ngoài ra còn có khoảng 65.000 công chức được huy động làm nhiệm vụ hỗ trợ giám sát bầu cử tại 13.099 điểm bỏ phiếu trong toàn quốc.
Lực lượng quân đội và cảnh sát cũng đã được huy động để đảm bảo an ninh cho các khu vực bầu cử, các thẩm phán cũng như cử tri. Trước đó, gần 700.000 cử tri trong số 8 triệu kiều dân Ai Cập đang sinh sống ở nước ngoài đã tiến hành bỏ phiếu trước trong thời gian từ 11/5 đến 17/5.
Theo nhận định của giới phân tích, nhiều khả năng sẽ không có ứng cử viên nào giành được trên 50% phiếu bầu để giành chiến thắng ngay tại vòng một, do đó theo quy định, hai ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất sẽ bước vào vòng 2, dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới.
Các ứng cử viên có nhiều triển vọng bước vào vòng hai là cựu Tổng thư ký Liên đoàn Arập Amr Moussa, cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq, cựu thành viên tổ chức "Anh em Hồi giáo" Abdel Moneim Abul Fotouh và Chủ tịch đảng Tự do và Công lý (FJP) Mohamed Mursi thuộc Tổ chức "Anh em Hồi giáo."
Trước đó, hai ứng cử viên Moussa và Fotouh đã có cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 10/5. Tổ chức "Anh em Hồi giáo," lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập, cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn ngày 17/5 nhằm biểu dương sức mạnh trước cuộc bầu cử và giành lợi thế cho ứng cử viên của mình là ông Mursi.
Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang (SCAF) đang nắm quyền điều hành Ai Cập đã nhiều lần cam kết chuyển giao quyền lực cho Tổng thống mới vào ngày 1/7 tới cũng như không đứng về phía bất cứ ứng cử viên nào. Người đứng đầu SCAF, ông Mohamed Hussein Tantawi, ngày 16/5 cũng cam kết cuộc bầu cử lần này sẽ diễn ra công bằng và tự do, đồng thời kêu gọi cử tri đi thực hiện quyền công dân của mình.
Tuy nhiên, nhiều người dân Ai Cập lo ngại quân đội sẽ tìm cách tác động để kết quả bầu cử có lợi cho ứng viên được quân đội ủng hộ và tiếp tục can thiệp vào chính trường nước này trong những năm tới./.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong hai ngày 23 và 24/5, với 12 ứng cử viên tham gia tranh cử và số cử tri đăng ký bỏ phiếu là trên 50 triệu người. Khoảng 14.500 thẩm phán tham gia giám sát cuộc bầu cử, ngoài ra còn có khoảng 65.000 công chức được huy động làm nhiệm vụ hỗ trợ giám sát bầu cử tại 13.099 điểm bỏ phiếu trong toàn quốc.
Lực lượng quân đội và cảnh sát cũng đã được huy động để đảm bảo an ninh cho các khu vực bầu cử, các thẩm phán cũng như cử tri. Trước đó, gần 700.000 cử tri trong số 8 triệu kiều dân Ai Cập đang sinh sống ở nước ngoài đã tiến hành bỏ phiếu trước trong thời gian từ 11/5 đến 17/5.
Theo nhận định của giới phân tích, nhiều khả năng sẽ không có ứng cử viên nào giành được trên 50% phiếu bầu để giành chiến thắng ngay tại vòng một, do đó theo quy định, hai ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất sẽ bước vào vòng 2, dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới.
Các ứng cử viên có nhiều triển vọng bước vào vòng hai là cựu Tổng thư ký Liên đoàn Arập Amr Moussa, cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq, cựu thành viên tổ chức "Anh em Hồi giáo" Abdel Moneim Abul Fotouh và Chủ tịch đảng Tự do và Công lý (FJP) Mohamed Mursi thuộc Tổ chức "Anh em Hồi giáo."
Trước đó, hai ứng cử viên Moussa và Fotouh đã có cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 10/5. Tổ chức "Anh em Hồi giáo," lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập, cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn ngày 17/5 nhằm biểu dương sức mạnh trước cuộc bầu cử và giành lợi thế cho ứng cử viên của mình là ông Mursi.
Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang (SCAF) đang nắm quyền điều hành Ai Cập đã nhiều lần cam kết chuyển giao quyền lực cho Tổng thống mới vào ngày 1/7 tới cũng như không đứng về phía bất cứ ứng cử viên nào. Người đứng đầu SCAF, ông Mohamed Hussein Tantawi, ngày 16/5 cũng cam kết cuộc bầu cử lần này sẽ diễn ra công bằng và tự do, đồng thời kêu gọi cử tri đi thực hiện quyền công dân của mình.
Tuy nhiên, nhiều người dân Ai Cập lo ngại quân đội sẽ tìm cách tác động để kết quả bầu cử có lợi cho ứng viên được quân đội ủng hộ và tiếp tục can thiệp vào chính trường nước này trong những năm tới./.
(TTXVN)