Ngày 4/6, Tòa án Nhân dân Tối cao Cuba (TSP) cho biết nước này đang xem xét việc thay đổi luật lao động để mở rộng quyền lợi đối với lực lượng lao động đang gia tăng trong lĩnh vực tư nhân tại quốc đảo vùng Caribe này.
Chủ tịch Viện Lao động của TSP, Vivian Aguilar cho biết bất kể sự thay đổi nào về Bộ luật Lao động, thông qua từ năm 1984, đều phải hướng tới lợi ích cho hàng nghìn người lao động mới trong lĩnh vực tư nhân.
Quyền lao động đối với lao động trong lĩnh vực công cũng sẽ được áp dụng cho lao động làm việc trong lĩnh vực tư, bao gồm quyền được trả lương phù hợp về khối lượng và chất lượng công việc, đảm bảo về ngày nghỉ và phúc lợi xã hội.
Chủ tịch Aguilar nhấn mạnh hệ thống luật pháp Cuba là công cụ cần thiết để đảm bảo sự bảo về đầy đủ cho những người lao động đang làm việc trong lĩnh vực tư nhân.
Theo thống kê của Bộ Lao động và An ninh xã hội, hiện Cuba có gần 400.000 người Cuba làm việc trong lĩnh vực tư nhân về xây dựng. Nhà chức trách hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên đến 600.000 người vào cuối năm 2012. Với mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, các nhà lãnh đạo Cuba hy vọng lĩnh vực này sẽ đóng góp khoảng 50% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này.
Tại Đại hội VI hồi tháng 4/2011, Đảng Cộng sản Cuba đã thông qua văn kiện Đường lối chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Cách mạng, là lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cuba trong tương lai, trong đó có việc mở rộng mô hình kinh tế tự doanh, cắt giảm đáng kể lực lượng lao động dôi dư trong khu vực nhà nước, cắt giảm bao cấp, thực hiện chính sách thu thuế mới và từng bước dỡ bỏ việc sử dụng đồng tiền kép.
Một loạt những quyết sách quan trọng mà Chính phủ Cuba đưa vào triển khai thực hiện sau đó đã đem lại những hiệu quả nhất định, đời sống của người dân Cuba đang dần được cải thiện cho dù vẫn còn nhiều khó khăn.
Kết thúc năm 2011, bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tại nhiều nơi trên thế giới, nền kinh tế Cuba đã đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Cuba ngày 4/6, thu nhập trung bình hàng tháng của người dân quốc đảo này đã tăng 17% trong năm năm qua./.
Chủ tịch Viện Lao động của TSP, Vivian Aguilar cho biết bất kể sự thay đổi nào về Bộ luật Lao động, thông qua từ năm 1984, đều phải hướng tới lợi ích cho hàng nghìn người lao động mới trong lĩnh vực tư nhân.
Quyền lao động đối với lao động trong lĩnh vực công cũng sẽ được áp dụng cho lao động làm việc trong lĩnh vực tư, bao gồm quyền được trả lương phù hợp về khối lượng và chất lượng công việc, đảm bảo về ngày nghỉ và phúc lợi xã hội.
Chủ tịch Aguilar nhấn mạnh hệ thống luật pháp Cuba là công cụ cần thiết để đảm bảo sự bảo về đầy đủ cho những người lao động đang làm việc trong lĩnh vực tư nhân.
Theo thống kê của Bộ Lao động và An ninh xã hội, hiện Cuba có gần 400.000 người Cuba làm việc trong lĩnh vực tư nhân về xây dựng. Nhà chức trách hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên đến 600.000 người vào cuối năm 2012. Với mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, các nhà lãnh đạo Cuba hy vọng lĩnh vực này sẽ đóng góp khoảng 50% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này.
Tại Đại hội VI hồi tháng 4/2011, Đảng Cộng sản Cuba đã thông qua văn kiện Đường lối chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Cách mạng, là lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cuba trong tương lai, trong đó có việc mở rộng mô hình kinh tế tự doanh, cắt giảm đáng kể lực lượng lao động dôi dư trong khu vực nhà nước, cắt giảm bao cấp, thực hiện chính sách thu thuế mới và từng bước dỡ bỏ việc sử dụng đồng tiền kép.
Một loạt những quyết sách quan trọng mà Chính phủ Cuba đưa vào triển khai thực hiện sau đó đã đem lại những hiệu quả nhất định, đời sống của người dân Cuba đang dần được cải thiện cho dù vẫn còn nhiều khó khăn.
Kết thúc năm 2011, bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tại nhiều nơi trên thế giới, nền kinh tế Cuba đã đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Cuba ngày 4/6, thu nhập trung bình hàng tháng của người dân quốc đảo này đã tăng 17% trong năm năm qua./.
(TTXVN)