Ngày 11/6, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Cuba María Vélez thông báo sẽ đóng cửa tất cả các bếp ăn tập thể của 13 bộ và cơ quan trực thuộc bộ, với 225.000 công chức, trong nỗ lực cắt giảm bao cấp của nhà nước, một trong những cải cách kinh tế mà nước này đang tiến hành.
Để người lao động không bị ảnh hưởng, ngoài tiền lương, nhà nước Cuba sẽ trả thêm cho cán bộ 15 peso tiền ăn trưa (tương đương 0,6 USD).
Trong trường hợp một người đi làm đầy đủ trong tháng, người lao động sẽ được thêm khoảng 450 peso/tháng (bằng mức lương bình thường của một người lao động), chưa kể lương.
Theo bà Vélez, quyết định này sẽ tiết kiệm cho nhà nước hơn 25 triệu USD.
Trước đó từ tháng 10/2009, Chính phủ Cuba đã thử nghiệm đóng cửa các nhà ăn tập thể tại các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại thương-Đầu tư nước ngoài, với hơn 2.800 công chức và trả tiền ăn trưa.
Sau tám tháng thực hiện, 85% cán bộ của các cơ quan trên cho biết họ hài lòng với quyết định này.
Trong số các cơ quan sẽ áp dụng chính sách mới này tới đây có các ngân hàng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông, Cơ quan hàng không dân dụng và Phòng Thương mại.
Thứ trưởng Vélez cũng cho biết số tiền tiết kiệm được từ chính sách này sẽ được hoàn trả cho ngân sách nhà nước và biện pháp này sẽ tiếp tục được nhân rộng.
Hiện Cuba có 24.700 bếp ăn tập thể, cung cấp dịch vụ cho 3,4 triệu người lao động với chi phí lên tới 350 triệu USD/năm. Các nhà ăn tập thể tại Cuba đi vào hoạt động từ năm 1963.
Trong bối cảnh nền kinh tế Cuba đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp tục trợ cấp cho các bếp ăn tập thể là một gánh nặng lớn đối với chính phủ bởi ngoài chi phí dành cho nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nhà nước còn phải trả chi phí vận chuyển, điện và nước.
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu phải xóa bỏ các hình thức miễn phí và trợ cấp thái quá, đã và đang trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia.
Cuba phải nhập khẩu tới 80% lương thực, thực phẩm để phục vụ 11,2 triệu dân, với kim ngạch lên tới 2 tỷ USD/năm./.
Để người lao động không bị ảnh hưởng, ngoài tiền lương, nhà nước Cuba sẽ trả thêm cho cán bộ 15 peso tiền ăn trưa (tương đương 0,6 USD).
Trong trường hợp một người đi làm đầy đủ trong tháng, người lao động sẽ được thêm khoảng 450 peso/tháng (bằng mức lương bình thường của một người lao động), chưa kể lương.
Theo bà Vélez, quyết định này sẽ tiết kiệm cho nhà nước hơn 25 triệu USD.
Trước đó từ tháng 10/2009, Chính phủ Cuba đã thử nghiệm đóng cửa các nhà ăn tập thể tại các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại thương-Đầu tư nước ngoài, với hơn 2.800 công chức và trả tiền ăn trưa.
Sau tám tháng thực hiện, 85% cán bộ của các cơ quan trên cho biết họ hài lòng với quyết định này.
Trong số các cơ quan sẽ áp dụng chính sách mới này tới đây có các ngân hàng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông, Cơ quan hàng không dân dụng và Phòng Thương mại.
Thứ trưởng Vélez cũng cho biết số tiền tiết kiệm được từ chính sách này sẽ được hoàn trả cho ngân sách nhà nước và biện pháp này sẽ tiếp tục được nhân rộng.
Hiện Cuba có 24.700 bếp ăn tập thể, cung cấp dịch vụ cho 3,4 triệu người lao động với chi phí lên tới 350 triệu USD/năm. Các nhà ăn tập thể tại Cuba đi vào hoạt động từ năm 1963.
Trong bối cảnh nền kinh tế Cuba đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp tục trợ cấp cho các bếp ăn tập thể là một gánh nặng lớn đối với chính phủ bởi ngoài chi phí dành cho nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nhà nước còn phải trả chi phí vận chuyển, điện và nước.
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu phải xóa bỏ các hình thức miễn phí và trợ cấp thái quá, đã và đang trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia.
Cuba phải nhập khẩu tới 80% lương thực, thực phẩm để phục vụ 11,2 triệu dân, với kim ngạch lên tới 2 tỷ USD/năm./.
(TTXVN/Vietnam+)