Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Mỹ thiệt hại hay có lợi?

Thường thức nhất quán của cộng đồng quốc tế là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc do Mỹ phát động sẽ khiến cả hai bên đều thua, chứ không phải cùng thắng.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Mỹ thiệt hại hay có lợi? ảnh 1Quần áo sản xuất tại Trung Quốc được bày bán tại cửa hàng ở New York, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)

Ủy ban Điều khoản 301 Mỹ sẽ tổ chức phiên họp điều trần từ ngày 20-23/8 để thảo luận danh sách áp thuế bổ sung 10% đối với sản phẩm nhập từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD do chính phủ Mỹ đề xuất ngày 10/7.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho biết, Mỹ sở dĩ làm như vậy là do hành vi không thích đáng và biện pháp thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm cả trợ cấp chính phủ đem lại thiệt hại to lớn cho Mỹ.

Nếu chỉ nghe sự biện hộ của Washington, mọi người rất dễ rút ra “kết luận” Mỹ bị thiệt hại nặng nề trong hoạt động thương mại với Trung Quốc và các công ty Mỹ bị Trung Quốc bắt chẹt. Sự thật có đúng là như vậy không?

Trước hết, nhờ được lợi từ kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và thị trường tiêu dùng to lớn của Trung Quốc, rất nhiều công ty Mỹ kinh doanh hết sức thành công tại thị trường Trung Quốc.

Tập đoàn Amphenol Mỹ tiến vào Trung Quốc năm 1984 là doanh nghiệp sản xuất bộ ghép và phụ kiện cáp quang lớn thứ hai trên thế giới. Số liệu báo cáo thường niên của công ty này cho thấy, trong 10 năm từ 2008-2017, doanh thu của công ty trên thị trường Trung Quốc đã tăng từ 560 triệu USD lên 2,1 tỷ USD, mức tăng trung bình mỗi năm lên tới 16%, gấp gần ba lần so mới mức tăng toàn cầu.

Chất nền thủy tinh của Công ty Corning Mỹ chiếm hơn 50% thị phần Trung Quốc, chất nền thủy tinh thế hệ 10.5 Trung Quốc toàn bộ do Công ty Corning sản xuất mang tính độc quyền.

Còn với các công ty Apple và General Motor (GM), Trung Quốc không những trở thành cơ sở sản xuất, mà từ lâu đã vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất sản phẩm của 2 công ty Mỹ này.

[Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thể hiện các bất đồng tại WTO]

Hai là, nhằm khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đến khu vực kém phát triển, miền Trung, miền Tây Trung Quốc đầu tư, hoặc phát triển một số ngành ưu tiên, các chính quyền địa phương Trung Quốc thường dành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, nguồn vốn, đất đai v.v. cho doanh nghiệp liên doanh.

Đối với các công ty Mỹ đầu tư tại Trung Quốc mà nói, những hỗ trợ về chính sách, nguồn vốn không những góp phần thúc đẩy quan trọng cho họ phát triển thành công, mà còn trở thành nguồn tạo lợi nhuận cao.

Ngay từ năm 2010, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường ôtô lớn nhất toàn cầu. Đối với không ít doanh nghiệp Mỹ mà nói, Trung Quốc chẳng khác nào là “cọng rơm cứu mạng."

Chẳng hạn như hai công ty liên doanh thuộc Tập đoàn GM Mỹ năm 2017 có tổng lợi nhuận là 27,99 tỷ Nhân dân tệ, Tập đoàn GM từ đó hưởng lợi nhuận 13,33 tỷ Nhân dân tệ. Trong khi cùng năm, Tập đoàn GM thua lỗ 10,98 tỷ Nhân dân tệ trên toàn cầu.

Là thị trường tiêu dùng mạch điện tích hợp lớn nhất toàn cầu, gần một nửa sản phẩm mạch điện tích hợp trên toàn cầu đã được bán sang Trung Quốc. Năm ngoái, doanh thu tại Trung Quốc của 20 doanh nghiệp mạch điện tích hợp chính của Mỹ vượt 75 tỷ USD, chiếm khoảng 35% tổng doanh thu của 20 doanh nghiệp này.

Theo dự kiến, năm 2018, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với Trung Quốc sẽ là thị trường lớn giành giật của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Các công ty Mỹ cũng không ngoại lệ.

Washington núp dưới danh nghĩa bảo vệ lợi ích Mỹ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Rất khó hiểu, biện pháp đơn phương như vậy liệu có lợi cho những doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc sớm đã thu lợi ích béo bở hay không?

Thường thức nhất quán của cộng đồng quốc tế là cuộc chiến thương mại sẽ khiến hai bên đều thua, chứ không phải cùng thắng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục