Từ 23 đến 27/5, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng 2012 (DIPR 2012), với sự tham dự của 25 vận động viên đến từ Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Ba Lan...
DIPR 2012 có chủ đề “Đà Nẵng tầm cao mới” do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đăng cai; Công ty cổ phần C.A.T.I tổ chức dưới sự tư vấn của Liên đoàn dù lượn và diều lượn Nhật Bản (JHF) và Công ty Airea - Nhật Bản.
Các vận động viên sẽ tham gia với 4 nội dung thi: bay tốc độ, bay lượn tránh chướng ngại vật, bay đội hình và bay cứu hộ. Khu vực thi đấu chính là vùng bay với bán kính giới hạn 100m, nằm phía Đông quảng trường Công viên Biển Đông (vùng trời trên khu vực bãi biển Mỹ Khê), trần bay cao nhất là 170m.
Khu vực trường bay thi đấu tốc độ là hành lang bay hình chữ nhật có chiều dài 9km, chiều rộng 1,5km, nằm trên khu vực ven biển từ điểm cực bắc của khu vực thi đấu chính kéo dài về hướng nam đến điểm phía nam Chùa Linh Ứng (phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn), trần bay cao nhất là 300m.
Cuộc thi sẽ giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những màn trình diễn dù bay đỉnh cao, nhằm quảng bá thương hiệu Đà Nẵng- thành phố du lịch, sự kiện, lễ hội. Cuộc thi dù bay bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển của bộ môn dù bay cũng như tạo bước chuyển biến trong lĩnh vực thể thao hàng không tại Việt Nam.
Tại DIPR 2012, du khách có thể cùng bay trải nghiệm với các vận động viên thế giới trên bầu trời Đà Nẵng với mức giá 1,3 triệu đồng/người/lượt. Ngoài ra, du khách sẽ được tham gia các hoạt động phụ trợ như: vườn ẩm thực, vườn bia, vườn giải khát; không gian trưng bày triển lãm các sản phẩm làng nghề truyền thống, được giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ của Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo DIPR 2012, Cuộc thi Dù bay quốc tế Đà Nẵng 2012 sẽ tạo ra một thương hiệu mới cho thành phố Đà Nẵng. Đây cũng chính là một trong những nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm của thành phố trong việc tổ chức một lễ hội hoàn toàn mới lạ với mọi người nói chung và du khách nói riêng nhằm “níu chân” du khách. Kinh phí cho việc tổ chức DIPR 2012 hoàn toàn từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp và không sử dụng ngân sách Nhà nước.
Công ty CP C.A.T.I- đơn vị tổ chức DIPR 2012 cho biết, những vận động viên dù bay nổi tiếng thế giới sẽ có mặt tại cuộc thi. Trong tổng số 25 vận động viên tham gia DIPR 2012, sẽ có 3 phi công đến từ Pháp, 1 phi công Ba Lan, 1 phi công Hoa Kỳ và 20 phi công Nhật Bản. Trong đó, có một số phi công nổi tiếng thế giới với bộ môn thể thao này.
Cụ thể, cặp đôi Didier Eymin và Mathive- đôi phi công quốc tịch Pháp, thành viên của đội PAP (đội dù bay nổi tiếng của Pháp), thường bay cặp với nhau và chủ yếu bay nhào lộn. Eymin là người đầu tiên sáng lập môn dù lượn phiêu lưu bay từ năm 1985. Thành tích đầu tiên ông đạt được là vượt qua sa mạc Sahara bằng dù vào năm 1988. Ngày 3/5/1989, ông thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới, vượt qua Địa Trung Hải từ Nice đến Calvi với việc tiếp nhận nhiên liệu trên không.
Emilia Plak, người Ba Lan, hiện là nữ phi công dù bay hàng đầu thế giới. Cô là một trong những phi công nữ đầu tiên tham gia thi đấu dù bay trên thế giới, từng giành chiến thắng ở giải vô địch thế giới năm 2009 tại Cộng hòa Czech. Emilia là phụ trách của đội Paramania (Đội phi công dù bay hàng đầu thế giới) ở Ba Lan và cũng là vận động viên nữ duy nhất tham gia DIPR 2012.
Jun Asihmine, quốc tịch Nhật Bản và Philippines, từng tham gia thi đấu nhiều giải. Năm 17 tuổi, ông vô địch giải dù bay quốc gia Nhật Bản. Ryoya Igarashi, sinh năm 1956, quốc tịch Nhật Bản, bắt đầu chơi môn thể thao dù bay năm 1978. Hiện ông là giảng viên và nhân viên bán thiết bị dù bay với các thành tích; vô địch giải dù bay quốc gia Nhật Bản năm 2003, 2005, 2009; vị trí 12 tại giải WAG năm 2009; vị trí 15 tại giải vô địch dù bay quốc tế năm 2007, vị trí 13 tại giải vô địch dù bay quốc tế năm 2005.
Tokihisa Kanedo, quốc tịch Nhật Bản, lập kỷ lục bay đường dài tại Nhật Bản (dài 150km), vô địch giải dù bay quốc tế tại Trung Quốc. Hiện ông là quan chức hàng không tại Nhật Bản. Nobuo Sekiguchi, quốc tịch Nhật Bản, sinh năm 1957, bắt đầu chơi môn thể thao dù bay năm 1984. Thành tích đạt được: vô địch tại giải quốc gia Nhật Bản năm 2000 và năm 2004.
Dự kiến, cuộc thi sẽ trao 3 giải: giải nhất trị giá 10.000 USD; giải nhì là 1 động cơ dù bay trị giá 3.000 USD; giải ba là bộ thiết bị đo độ cao dành cho phi công dù bay trị giá 1.000 USD.
DIPR 2012 với tư cách là sản phẩm thể thao- du lịch mới của thành phố biển Đà Nẵng, được hoài vọng sẽ mang đến cho công chúng và du khách hình ảnh mới, để lại những ấn tượng sâu đậm hơn về Đà Nẵng, một thành phố trẻ năng động bên dòng sống Hàn thơ mộng và đầy quyến rũ./.
DIPR 2012 có chủ đề “Đà Nẵng tầm cao mới” do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đăng cai; Công ty cổ phần C.A.T.I tổ chức dưới sự tư vấn của Liên đoàn dù lượn và diều lượn Nhật Bản (JHF) và Công ty Airea - Nhật Bản.
Các vận động viên sẽ tham gia với 4 nội dung thi: bay tốc độ, bay lượn tránh chướng ngại vật, bay đội hình và bay cứu hộ. Khu vực thi đấu chính là vùng bay với bán kính giới hạn 100m, nằm phía Đông quảng trường Công viên Biển Đông (vùng trời trên khu vực bãi biển Mỹ Khê), trần bay cao nhất là 170m.
Khu vực trường bay thi đấu tốc độ là hành lang bay hình chữ nhật có chiều dài 9km, chiều rộng 1,5km, nằm trên khu vực ven biển từ điểm cực bắc của khu vực thi đấu chính kéo dài về hướng nam đến điểm phía nam Chùa Linh Ứng (phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn), trần bay cao nhất là 300m.
Cuộc thi sẽ giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những màn trình diễn dù bay đỉnh cao, nhằm quảng bá thương hiệu Đà Nẵng- thành phố du lịch, sự kiện, lễ hội. Cuộc thi dù bay bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển của bộ môn dù bay cũng như tạo bước chuyển biến trong lĩnh vực thể thao hàng không tại Việt Nam.
Tại DIPR 2012, du khách có thể cùng bay trải nghiệm với các vận động viên thế giới trên bầu trời Đà Nẵng với mức giá 1,3 triệu đồng/người/lượt. Ngoài ra, du khách sẽ được tham gia các hoạt động phụ trợ như: vườn ẩm thực, vườn bia, vườn giải khát; không gian trưng bày triển lãm các sản phẩm làng nghề truyền thống, được giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ của Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo DIPR 2012, Cuộc thi Dù bay quốc tế Đà Nẵng 2012 sẽ tạo ra một thương hiệu mới cho thành phố Đà Nẵng. Đây cũng chính là một trong những nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm của thành phố trong việc tổ chức một lễ hội hoàn toàn mới lạ với mọi người nói chung và du khách nói riêng nhằm “níu chân” du khách. Kinh phí cho việc tổ chức DIPR 2012 hoàn toàn từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp và không sử dụng ngân sách Nhà nước.
Công ty CP C.A.T.I- đơn vị tổ chức DIPR 2012 cho biết, những vận động viên dù bay nổi tiếng thế giới sẽ có mặt tại cuộc thi. Trong tổng số 25 vận động viên tham gia DIPR 2012, sẽ có 3 phi công đến từ Pháp, 1 phi công Ba Lan, 1 phi công Hoa Kỳ và 20 phi công Nhật Bản. Trong đó, có một số phi công nổi tiếng thế giới với bộ môn thể thao này.
Cụ thể, cặp đôi Didier Eymin và Mathive- đôi phi công quốc tịch Pháp, thành viên của đội PAP (đội dù bay nổi tiếng của Pháp), thường bay cặp với nhau và chủ yếu bay nhào lộn. Eymin là người đầu tiên sáng lập môn dù lượn phiêu lưu bay từ năm 1985. Thành tích đầu tiên ông đạt được là vượt qua sa mạc Sahara bằng dù vào năm 1988. Ngày 3/5/1989, ông thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới, vượt qua Địa Trung Hải từ Nice đến Calvi với việc tiếp nhận nhiên liệu trên không.
Emilia Plak, người Ba Lan, hiện là nữ phi công dù bay hàng đầu thế giới. Cô là một trong những phi công nữ đầu tiên tham gia thi đấu dù bay trên thế giới, từng giành chiến thắng ở giải vô địch thế giới năm 2009 tại Cộng hòa Czech. Emilia là phụ trách của đội Paramania (Đội phi công dù bay hàng đầu thế giới) ở Ba Lan và cũng là vận động viên nữ duy nhất tham gia DIPR 2012.
Jun Asihmine, quốc tịch Nhật Bản và Philippines, từng tham gia thi đấu nhiều giải. Năm 17 tuổi, ông vô địch giải dù bay quốc gia Nhật Bản. Ryoya Igarashi, sinh năm 1956, quốc tịch Nhật Bản, bắt đầu chơi môn thể thao dù bay năm 1978. Hiện ông là giảng viên và nhân viên bán thiết bị dù bay với các thành tích; vô địch giải dù bay quốc gia Nhật Bản năm 2003, 2005, 2009; vị trí 12 tại giải WAG năm 2009; vị trí 15 tại giải vô địch dù bay quốc tế năm 2007, vị trí 13 tại giải vô địch dù bay quốc tế năm 2005.
Tokihisa Kanedo, quốc tịch Nhật Bản, lập kỷ lục bay đường dài tại Nhật Bản (dài 150km), vô địch giải dù bay quốc tế tại Trung Quốc. Hiện ông là quan chức hàng không tại Nhật Bản. Nobuo Sekiguchi, quốc tịch Nhật Bản, sinh năm 1957, bắt đầu chơi môn thể thao dù bay năm 1984. Thành tích đạt được: vô địch tại giải quốc gia Nhật Bản năm 2000 và năm 2004.
Dự kiến, cuộc thi sẽ trao 3 giải: giải nhất trị giá 10.000 USD; giải nhì là 1 động cơ dù bay trị giá 3.000 USD; giải ba là bộ thiết bị đo độ cao dành cho phi công dù bay trị giá 1.000 USD.
DIPR 2012 với tư cách là sản phẩm thể thao- du lịch mới của thành phố biển Đà Nẵng, được hoài vọng sẽ mang đến cho công chúng và du khách hình ảnh mới, để lại những ấn tượng sâu đậm hơn về Đà Nẵng, một thành phố trẻ năng động bên dòng sống Hàn thơ mộng và đầy quyến rũ./.
Văn Sơn (TTXVN)