Các chuyên gia chống rửa tiền quốc tế cho rằng cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới ngụy trang nhằm tiến hành các cuộc thương lượng và chuyển đổi các khoản tiền chuộc lớn thu được từ việc bắt giữ tàu, vào các hoạt động kinh doanh kiếm lời.
Một chuyên gia phân tích quốc tế giấu tên cho biết cướp biển Somalia đã chọn Trung tâm tài chính lớn tại Đubai, thuộc các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), và khu vực miền Nam Somalia, giáp với biên giới Kenya, làm nơi "rửa" các khoản tiền lớn kiếm được từ tiền chuộc tàu, thông qua các băng nhóm, tổ chức tài chính ở đây.
Chuyên gia này nhận định cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới các đại diện tại khu vực này để thực hiện việc đàm phán về các khoản tiền chuộc với chủ tàu bị bắt giữ và tiến hành "rửa" các khoản tiền kiếm được.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan phòng chống ma túy quốc tế (INS) cũng cho rằng cướp biển Somalia đã sử dụng UAE và Kenya như các địa bàn quan trọng nhằm tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Số liệu báo cáo cho thấy hàng năm có khoảng 100 triệu USD "tiền bẩn" được rửa qua hệ thống tài chính ở Kênia. Hoạt động này đã làm xói mòn các nỗ lực đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tài chính gian lận của cộng đồng quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hàng hải quốc tế, cướp biển Somalia thời gian qua đã kiếm được hàng trăm triệu USD từ các khoản tiền chuộc tàu và thủy thủ đoàn bị chúng bắt giữ.
Mới đây, cướp biển Somalia đã nhận được khoản tiền chuộc kỷ lục, lên tới 9 triệu USD, sau khi bắt giữ tàu chở dầu siêu trọng Hàn Quốc.
Vụ việc này đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại việc các chủ tàu đơn phương tiến hành các cuộc thương lượng và chấp nhận trả tiền chuộc có thể làm gia tăng hoạt động của các nhóm cướp biển Somalia, ngăn cản các nỗ lực đấu tranh và làm xói mòn các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc chống nạn cướp biển và rửa tiền hiện nay./.
Một chuyên gia phân tích quốc tế giấu tên cho biết cướp biển Somalia đã chọn Trung tâm tài chính lớn tại Đubai, thuộc các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), và khu vực miền Nam Somalia, giáp với biên giới Kenya, làm nơi "rửa" các khoản tiền lớn kiếm được từ tiền chuộc tàu, thông qua các băng nhóm, tổ chức tài chính ở đây.
Chuyên gia này nhận định cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới các đại diện tại khu vực này để thực hiện việc đàm phán về các khoản tiền chuộc với chủ tàu bị bắt giữ và tiến hành "rửa" các khoản tiền kiếm được.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan phòng chống ma túy quốc tế (INS) cũng cho rằng cướp biển Somalia đã sử dụng UAE và Kenya như các địa bàn quan trọng nhằm tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Số liệu báo cáo cho thấy hàng năm có khoảng 100 triệu USD "tiền bẩn" được rửa qua hệ thống tài chính ở Kênia. Hoạt động này đã làm xói mòn các nỗ lực đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tài chính gian lận của cộng đồng quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hàng hải quốc tế, cướp biển Somalia thời gian qua đã kiếm được hàng trăm triệu USD từ các khoản tiền chuộc tàu và thủy thủ đoàn bị chúng bắt giữ.
Mới đây, cướp biển Somalia đã nhận được khoản tiền chuộc kỷ lục, lên tới 9 triệu USD, sau khi bắt giữ tàu chở dầu siêu trọng Hàn Quốc.
Vụ việc này đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại việc các chủ tàu đơn phương tiến hành các cuộc thương lượng và chấp nhận trả tiền chuộc có thể làm gia tăng hoạt động của các nhóm cướp biển Somalia, ngăn cản các nỗ lực đấu tranh và làm xói mòn các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc chống nạn cướp biển và rửa tiền hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)