Ngày 26/9, một tòa án ở Maldives đã ra lệnh cấm đi lại đối với cựu Tổng thống Mohamed Nasheed, người sẽ bị xét xử vào tuần tới vì các cáo buộc lạm dụng quyền lực khi còn đương chức.
Lệnh cấm trên đồng nghĩa với việc ông Mohamed Nasheed sẽ không được rời khỏi thủ đô Male và không được ra nước ngoài.
Ông Mohamed Nasheed sẽ phải ra hầu tòa hình sự vào ngày 1/10 vì bị cáo buộc bắt cóc thẩm phán Toà án Hình sự Abdullah Mohamed tại khu nghỉ dưỡng xa hoa ở Ấn Độ Dương hồi tháng 1/2012.
Chính vụ bắt giữ này đã làm bùng phát các cuộc biểu tình của các nhân viên an ninh dẫn đến sự ra đi của ông ngày 7/2 vừa qua. Tội bắt giữ trái phép một thẩm phán có thể khiến ông phải chịu án tù giam ba năm hoặc bị đầy ra đảo xa.
Ngoài vụ án hình sự trên, ông Mohamed Nasheed còn bị triệu tập đến tòa án dân sự vì Cảnh sát trưởng Abdullah Riyaz và Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Nazim kiện ông xúc phạm họ. Hai vụ kiện này sẽ được xét xử riêng rẽ vào các ngày 30/9 và 2/10 tới.
Phản ứng trước động thái trên, ông Mohamed Nasheed cho rằng phán quyết của tòa nhằm giới hạn một cách bất công các hoạt động tranh cử của ông hướng tới cuộc bầu cử vào năm 2013. Các luật sư của ông cũng cho rằng phán quyết này "không hợp lệ và mang động cơ chính trị". Đảng Dân chủ Maldives (MDP) của ông Mohamed Nasheed lên án lệnh cấm trên của tòa.
Trong khi đó, Masood Imaad, người phát ngôn của Tổng thống Maldives Mohamed Waheed cho biết phán quyết của tòa là vấn đề luật pháp và chính phủ sẽ không can thiệp.
Cựu Tổng thống Mohamed Nasheed vẫn tuyên bố rằng ông bị ép từ chức sau một cuộc đảo chính quân sự được Tổng thống Waheed, lúc đó còn là cấp phó của ông, ủng hộ.
Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra Quốc gia (CoNI) của Maldives về quá trình chuyển giao quyền lực và tình hình bất ổn tại quốc đảo Ấn Độ Dương này, ngày 30/8 công bố kết quả điều tra khẳng định đây là một cuộc chuyển giao quyền lực hợp pháp, hợp hiến, và không có đảo chính./.
Lệnh cấm trên đồng nghĩa với việc ông Mohamed Nasheed sẽ không được rời khỏi thủ đô Male và không được ra nước ngoài.
Ông Mohamed Nasheed sẽ phải ra hầu tòa hình sự vào ngày 1/10 vì bị cáo buộc bắt cóc thẩm phán Toà án Hình sự Abdullah Mohamed tại khu nghỉ dưỡng xa hoa ở Ấn Độ Dương hồi tháng 1/2012.
Chính vụ bắt giữ này đã làm bùng phát các cuộc biểu tình của các nhân viên an ninh dẫn đến sự ra đi của ông ngày 7/2 vừa qua. Tội bắt giữ trái phép một thẩm phán có thể khiến ông phải chịu án tù giam ba năm hoặc bị đầy ra đảo xa.
Ngoài vụ án hình sự trên, ông Mohamed Nasheed còn bị triệu tập đến tòa án dân sự vì Cảnh sát trưởng Abdullah Riyaz và Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Nazim kiện ông xúc phạm họ. Hai vụ kiện này sẽ được xét xử riêng rẽ vào các ngày 30/9 và 2/10 tới.
Phản ứng trước động thái trên, ông Mohamed Nasheed cho rằng phán quyết của tòa nhằm giới hạn một cách bất công các hoạt động tranh cử của ông hướng tới cuộc bầu cử vào năm 2013. Các luật sư của ông cũng cho rằng phán quyết này "không hợp lệ và mang động cơ chính trị". Đảng Dân chủ Maldives (MDP) của ông Mohamed Nasheed lên án lệnh cấm trên của tòa.
Trong khi đó, Masood Imaad, người phát ngôn của Tổng thống Maldives Mohamed Waheed cho biết phán quyết của tòa là vấn đề luật pháp và chính phủ sẽ không can thiệp.
Cựu Tổng thống Mohamed Nasheed vẫn tuyên bố rằng ông bị ép từ chức sau một cuộc đảo chính quân sự được Tổng thống Waheed, lúc đó còn là cấp phó của ông, ủng hộ.
Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra Quốc gia (CoNI) của Maldives về quá trình chuyển giao quyền lực và tình hình bất ổn tại quốc đảo Ấn Độ Dương này, ngày 30/8 công bố kết quả điều tra khẳng định đây là một cuộc chuyển giao quyền lực hợp pháp, hợp hiến, và không có đảo chính./.
(TTXVN)