Chứng khoán châu Âu lên điểm nhẹ trong phiên 25/9, nhờ tâm lý của nhà đầu tư được cải thiện sau khi có thông tin về số liệu kinh tế tích cực của Mỹ.
Theo chỉ số nhà đất S&P/Case-Shiller, giá nhà tại Mỹ đã tăng 1,6% trong tháng 7/2012.
Một báo cáo khác của Conference Board cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng tại nước này đã tăng lên 70,3 trong tháng 9/2012 - mức cao nhất kể từ tháng 2/2012. Những số liệu này tạo động lực cho chứng khoán ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Chốt phiên 25/9 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,36% lên 5.859,71 điểm và chỉ số DAX tại Frankfurt tăng 0,16% lên 7.425,11 điểm.
Bắt đà này, chứng khoán Tây Ban Nha cũng tăng 0,45%, cho dù lãi suất trái phiếu ngắn hạn của chính phủ nước này vẫn bị đẩy lên.
Tuy nhiên, chứng khoán Phố Wall đã quay đầu thoái lui ngay sau bình luận của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Chiều 25/9 theo giờ Mỹ, ông Charles Plosser, người đứng đầu chi nhánh của FED tại Philadelphia, đã bày tỏ sự nghi ngờ về tác động của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3) đối với nền kinh tế Mỹ.
[QE3 đối với Mỹ Latinh: Những tác động trái chiều]
Phát biểu của ông Plosser nhanh chóng gây sức ép lên thị trường chứng khoán Phố Wall, dẫn tới hoạt động bán tháo của nhiều nhà đầu tư và khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên ở mức 13.457,55 điểm, giảm tới 101,37 điểm so với phiên trước đó và chỉ số công nghệ cao Nasdaq cũng sa sút, làm cổ phiếu của Apple "bốc hơi" 2,5% và Facebook mất 2,4% giá trị.
Đà "trượt dốc" mạnh của chứng khoán Phố Wall lan rộng sang thị trường châu Á trong phiên 26/9.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 155,82 điểm xuống 8.935,72 điểm, trong đó giảm mạnh nhất là các cổ phiếu có liên quan tới hợp tác sản xuất-kinh doanh với Trung Quốc, do những căng thẳng chính trị-ngoại giao giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.
Mở cửa phiên này tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 135,63 điểm xuống 20.563,05 điểm, chủ yếu do ảnh hưởng từ Phố Wall./.
Theo chỉ số nhà đất S&P/Case-Shiller, giá nhà tại Mỹ đã tăng 1,6% trong tháng 7/2012.
Một báo cáo khác của Conference Board cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng tại nước này đã tăng lên 70,3 trong tháng 9/2012 - mức cao nhất kể từ tháng 2/2012. Những số liệu này tạo động lực cho chứng khoán ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Chốt phiên 25/9 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,36% lên 5.859,71 điểm và chỉ số DAX tại Frankfurt tăng 0,16% lên 7.425,11 điểm.
Bắt đà này, chứng khoán Tây Ban Nha cũng tăng 0,45%, cho dù lãi suất trái phiếu ngắn hạn của chính phủ nước này vẫn bị đẩy lên.
Tuy nhiên, chứng khoán Phố Wall đã quay đầu thoái lui ngay sau bình luận của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Chiều 25/9 theo giờ Mỹ, ông Charles Plosser, người đứng đầu chi nhánh của FED tại Philadelphia, đã bày tỏ sự nghi ngờ về tác động của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3) đối với nền kinh tế Mỹ.
[QE3 đối với Mỹ Latinh: Những tác động trái chiều]
Phát biểu của ông Plosser nhanh chóng gây sức ép lên thị trường chứng khoán Phố Wall, dẫn tới hoạt động bán tháo của nhiều nhà đầu tư và khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên ở mức 13.457,55 điểm, giảm tới 101,37 điểm so với phiên trước đó và chỉ số công nghệ cao Nasdaq cũng sa sút, làm cổ phiếu của Apple "bốc hơi" 2,5% và Facebook mất 2,4% giá trị.
Đà "trượt dốc" mạnh của chứng khoán Phố Wall lan rộng sang thị trường châu Á trong phiên 26/9.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 155,82 điểm xuống 8.935,72 điểm, trong đó giảm mạnh nhất là các cổ phiếu có liên quan tới hợp tác sản xuất-kinh doanh với Trung Quốc, do những căng thẳng chính trị-ngoại giao giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.
Mở cửa phiên này tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 135,63 điểm xuống 20.563,05 điểm, chủ yếu do ảnh hưởng từ Phố Wall./.
Trang Nhung (TTXVN)