Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng đang triển khai có hiệu quả sáng kiến đưa văn hóa dân gian vào các trường học ở thành phố.
Đây là một trong nhiều sáng kiến nằm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục-đào tạo thành phố Đà Nẵng.
Để thực hiện sáng kiến trên, ngành giáo dục-đào tạo thành phố đã đẩy mạnh việc sưu tầm, đưa các trò chơi, các loại hình nghệ thuật dân gian lên các website của trường học để các trường có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Bên cạnh đó, mô hình thí điểm “Ngày hội văn hóa dân gian” được tổ chức đầu tiên tại trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh năm học 2008-2009, đến nay đã được nhân rộng ra nhiều trường học.
Cùng với đó, các trường học đã có sáng tạo riêng trong tổ chức ngày hội văn hóa dân gian như như hội trại “Thanh niên với văn hóa truyền thống dân tộc,” “Lễ hội mùa xuân hướng về Đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội,” “Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương”...
Thông qua các ngày hội này, các trường học đã tích hợp các hoạt động văn hóa dân gian nhằm khơi dậy cho học sinh lòng quý trọng những giá trị truyền thống dân tộc, nuôi dưỡng tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi học sinh.
Phòng Giáo dục-đào tạo huyện Hòa Vang có cách làm hay là phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện triển khai mô hình “Đưa dân ca vào trường học.” Từ việc thực hiện thí điểm tại ba trường trung học cơ sở là Nguyễn Phú Hường (Hòa Tiến), Trần Quốc Toản (Hòa Phong), Nguyễn Bá Phát (Hòa Liên), đến nay mô hình này đã được nhân rộng ra toàn bộ các trường học trên địa bàn huyện.
Mô hình này được triển khai đã từng bước đưa học sinh tiếp cận với những làn điệu dân ca đậm đà, sâu lắng của quê hương, tạo được phong trào "em vui em hát dân ca" trong trường học.
Cùng với việc đưa văn hóa dân gian vào trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã phối hợp xây dựng các đoạn phim về các di tích lịch sử-văn hóa để cung cấp cho các trường học chiếu cho học sinh xem và viết thu hoạch trong các giờ ngoại khóa; thành lập các tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong nhà trường,...
Đánh giá sơ kết 2 năm thực hiện phong trào này, trong tổng số 268 trường học, năm học 2009-2010 đã có 90 trường học xếp loại tốt và 137 trường xếp loại xuất sắc./.
Đây là một trong nhiều sáng kiến nằm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục-đào tạo thành phố Đà Nẵng.
Để thực hiện sáng kiến trên, ngành giáo dục-đào tạo thành phố đã đẩy mạnh việc sưu tầm, đưa các trò chơi, các loại hình nghệ thuật dân gian lên các website của trường học để các trường có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Bên cạnh đó, mô hình thí điểm “Ngày hội văn hóa dân gian” được tổ chức đầu tiên tại trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh năm học 2008-2009, đến nay đã được nhân rộng ra nhiều trường học.
Cùng với đó, các trường học đã có sáng tạo riêng trong tổ chức ngày hội văn hóa dân gian như như hội trại “Thanh niên với văn hóa truyền thống dân tộc,” “Lễ hội mùa xuân hướng về Đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội,” “Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương”...
Thông qua các ngày hội này, các trường học đã tích hợp các hoạt động văn hóa dân gian nhằm khơi dậy cho học sinh lòng quý trọng những giá trị truyền thống dân tộc, nuôi dưỡng tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi học sinh.
Phòng Giáo dục-đào tạo huyện Hòa Vang có cách làm hay là phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện triển khai mô hình “Đưa dân ca vào trường học.” Từ việc thực hiện thí điểm tại ba trường trung học cơ sở là Nguyễn Phú Hường (Hòa Tiến), Trần Quốc Toản (Hòa Phong), Nguyễn Bá Phát (Hòa Liên), đến nay mô hình này đã được nhân rộng ra toàn bộ các trường học trên địa bàn huyện.
Mô hình này được triển khai đã từng bước đưa học sinh tiếp cận với những làn điệu dân ca đậm đà, sâu lắng của quê hương, tạo được phong trào "em vui em hát dân ca" trong trường học.
Cùng với việc đưa văn hóa dân gian vào trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã phối hợp xây dựng các đoạn phim về các di tích lịch sử-văn hóa để cung cấp cho các trường học chiếu cho học sinh xem và viết thu hoạch trong các giờ ngoại khóa; thành lập các tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong nhà trường,...
Đánh giá sơ kết 2 năm thực hiện phong trào này, trong tổng số 268 trường học, năm học 2009-2010 đã có 90 trường học xếp loại tốt và 137 trường xếp loại xuất sắc./.
Dương Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)