Đúng 9 giờ 6 phút, vệ tinh tự chế đầu tiên của Việt Nam F-1 do Viện Nghiên cứu Công nghệ (Đại học FPT) chế tạo đã được phóng lên vũ trụ từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima (Nhật Bản).
Đây là vệ tinh tự chế đầu tiên của Việt Nam, có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1kg. Vệ tinh do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008 với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển mặt đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của Trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.
Cùng chuyến đi lên Trạm Vũ trụ quốc tế lần này với F-1 còn có 4 vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ gồm RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat.
Đến 9 giờ 21 phút, tàu HTV-3 mang theo 4 vệ tinh nói trên đã được phóng thành công lên vũ trụ.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT cho hay, vệ tinh F-1 sẽ là một bước đi thử nghiệm và rất khiêm tốn. Song, nó là tiền đề để FPT tiếp tục triển khai các dự án F-2 sau này hướng tới ứng dụng vào thực tiễn.
Dự kiến vệ tinh này có thể làm nhiệm vụ trong không gian từ 100-250 ngày.
Còn ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng nghiên cứu khôg gian Fspace (Viện nghiên cứu Đại học FPT) cho biết, tổng giá trị cho việc nghiên cứu vệ tinh F-1 trong vòng 4 năm qua khoảng dưới 4 tỷ đồng.
Đánh giá về thành công của F-1, Phó giáo sư Hugo Nguyễn (Đại học Uppsala, Thụy Điển) bày tỏ sự khâm phục và tự hào vì đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, do nhóm nghiên cứu trẻ của FPT thực hiện.
“Được theo dõi nhóm nghiên cứu từ đầu, tôi thấy các em rất thiếu thốn từ việc tự mày mò kiến thức đến thiết bị. Nếu như ở nước ngoài, việc mua thiết bị rất dễ dàng thì ở Việt Nam là khó khăn. Nhỏ nhất như mua đinh ốc mà sai kích cỡ thì cũng phải bỏ đi, mua lại…,” ông nói./.
Đây là vệ tinh tự chế đầu tiên của Việt Nam, có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1kg. Vệ tinh do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008 với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển mặt đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của Trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.
Cùng chuyến đi lên Trạm Vũ trụ quốc tế lần này với F-1 còn có 4 vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ gồm RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat.
Đến 9 giờ 21 phút, tàu HTV-3 mang theo 4 vệ tinh nói trên đã được phóng thành công lên vũ trụ.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT cho hay, vệ tinh F-1 sẽ là một bước đi thử nghiệm và rất khiêm tốn. Song, nó là tiền đề để FPT tiếp tục triển khai các dự án F-2 sau này hướng tới ứng dụng vào thực tiễn.
Dự kiến vệ tinh này có thể làm nhiệm vụ trong không gian từ 100-250 ngày.
Còn ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng nghiên cứu khôg gian Fspace (Viện nghiên cứu Đại học FPT) cho biết, tổng giá trị cho việc nghiên cứu vệ tinh F-1 trong vòng 4 năm qua khoảng dưới 4 tỷ đồng.
Đánh giá về thành công của F-1, Phó giáo sư Hugo Nguyễn (Đại học Uppsala, Thụy Điển) bày tỏ sự khâm phục và tự hào vì đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, do nhóm nghiên cứu trẻ của FPT thực hiện.
“Được theo dõi nhóm nghiên cứu từ đầu, tôi thấy các em rất thiếu thốn từ việc tự mày mò kiến thức đến thiết bị. Nếu như ở nước ngoài, việc mua thiết bị rất dễ dàng thì ở Việt Nam là khó khăn. Nhỏ nhất như mua đinh ốc mà sai kích cỡ thì cũng phải bỏ đi, mua lại…,” ông nói./.
Trung Hiền (Vietnam+)