Nhà kinh tế chủ chốt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Olivier Blanchard, mới đây nhận định đà phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn ra với hai tốc độ.
Ông Blanchard cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm chạp của các nền kinh tế phát triển chỉ đủ để giảm thất nghiệp, trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh hơn nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức như sự quá nóng của nền kinh tế và phải thận trọng trước dòng vốn rất lớn từ bên ngoài.
Các nước cần tập trung thúc đẩy tái cân bằng nền kinh tế trong năm 2011, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tỷ giá, đặc biệt nhiều nước châu Âu phải thực hiện các biện pháp kiên quyết để điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nếu không tái cân bằng nền kinh tế, các nước không thể phục hồi tăng trưởng một cách vững chắc.
Nhà kinh tế chủ chốt của IMF nhấn mạnh vai trò trung tâm của nhóm G20, gồm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu, trong khủng hoảng và kêu gọi sự hợp tác hơn nữa của các nước thành viên sau khủng hoảng để thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế châu Âu và các nền kinh tế thu nhập thấp.
Các cuộc khủng hoảng trước đây cho thấy sự phục hồi vững chắc của kinh tế toàn cầu cần thời gian dài và những nỗ lực mạnh mẽ.
Chương trình đánh giá chung của G20 (MAP) mà IMF tư vấn đóng vai trò quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách các nước nhận thức rõ bức tranh kinh tế toàn cầu, tác động của chính sách tiền tệ, các nguy cơ của phục hồi kinh tế không cân bằng cũng như có những lựa chọn chính sách hiệu quả hơn./.
Ông Blanchard cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm chạp của các nền kinh tế phát triển chỉ đủ để giảm thất nghiệp, trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh hơn nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức như sự quá nóng của nền kinh tế và phải thận trọng trước dòng vốn rất lớn từ bên ngoài.
Các nước cần tập trung thúc đẩy tái cân bằng nền kinh tế trong năm 2011, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tỷ giá, đặc biệt nhiều nước châu Âu phải thực hiện các biện pháp kiên quyết để điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nếu không tái cân bằng nền kinh tế, các nước không thể phục hồi tăng trưởng một cách vững chắc.
Nhà kinh tế chủ chốt của IMF nhấn mạnh vai trò trung tâm của nhóm G20, gồm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu, trong khủng hoảng và kêu gọi sự hợp tác hơn nữa của các nước thành viên sau khủng hoảng để thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế châu Âu và các nền kinh tế thu nhập thấp.
Các cuộc khủng hoảng trước đây cho thấy sự phục hồi vững chắc của kinh tế toàn cầu cần thời gian dài và những nỗ lực mạnh mẽ.
Chương trình đánh giá chung của G20 (MAP) mà IMF tư vấn đóng vai trò quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách các nước nhận thức rõ bức tranh kinh tế toàn cầu, tác động của chính sách tiền tệ, các nguy cơ của phục hồi kinh tế không cân bằng cũng như có những lựa chọn chính sách hiệu quả hơn./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)