Kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy phần lớn người dân Ai Cập cho biết họ hài lòng về kết quả điều hành của các nhà lãnh đạo lâm thời và cảm thấy an toàn hơn so với tháng trước.
Cuộc điều tra do Trung tâm nghiên cứu dư luận Ai Cập (Baseera) tiến hành cuối tháng Chín vừa qua tại 27 tỉnh thành trên cả nước, theo đó 37% số người được hỏi cho rằng kết quả điều hành của chính quyền lâm thời được thành lập sau cuộc chính biến ngày 3/7 vừa qua là "tốt", trong khi 50% đánh giá ở mức "trung bình."
Đặc biệt, chỉ 18% người dân thành thị và 13% người dân nông thôn cho rằng kết quả công tác của chính phủ chuyển tiếp là "yếu kém."
Cũng theo kết quả cuộc thăm dò trên, 66% số người được hỏi cảm thấy an toàn hơn trước và 34% vẫn lo lắng về tình hình an ninh.
Trong bối cảnh kinh tế sa sút do bất ổn chính trị, 31% cho biết các điều kiện kinh tế của họ đã được cải thiện trong khi 38% cho rằng vẫn như cũ, 30% cho rằng tồi tệ hơn và 1% còn lại không có ý kiến.
Trước đó, trong cuộc thăm dò dư luận được tiến hành vào tháng Tám vừa qua, chỉ 27% số người được hỏi cảm thấy an toàn và có tới 73% ý kiến lo lắng về tình hình an ninh.
Liên quan đến tình hình an ninh, nhật báo nhà nước Al Ahram ngày 22/10 dẫn lời ông Sherif Shawqy, Cố vấn truyền thông của Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hezem el-Beblawi, cho biết chính phủ không có kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp sẽ hết hiệu lực vào trung tuần tháng tới.
Ngày 12/9 vừa qua, Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour đã quyết định gia hạn thêm 2 tháng tình trạng khẩn cấp vốn có hiệu lực từ ngày 14/8 cùng lệnh giới nghiêm ban đêm tại Cairo và 13 tỉnh thành khác.
Theo Tuyên bố hiến pháp ngày 8/7 của ông Mansour, thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp không thể kéo dài quá ba tháng, trừ khi được đa số cử tri ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân.
Cũng trong ngày 22/10, Ủy ban bầu cử tối cao Ai Cập cho biết hơn 663.000 người Ai Cập ở nước ngoài, trong đó chủ yếu tại Saudi Arabia, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar và Mỹ, đã đăng ký tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp sắp tới.
Ngoài ra, gần 16.000 kiều dân cho biết sẽ tham gia bỏ phiếu tại Ai Cập. Thời gian đăng ký tham gia trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp kéo dài từ ngày 12/10 đến hết ngày 2/12 tới.
Trong khi đó, báo Al Ahram cũng đưa tin ít nhất 18 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi tại nhiều trường đại học ở Cairo và các tỉnh thành khác trên cả nước Ai Cập trong ngày 22/10.
Đụng độ bạo lực đã nổ ra giữa các sinh viên Đại học Mansoura (Man-xu-ra) tại tỉnh cùng tên ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile.
Đám đông sinh viên ủng hộ và phản đối ông Morsi đã bắn pháo hoa, ném gạch đá và sử dụng cả súng bắn đạn ghém tấn công lẫn nhau trước khi cảnh sát can thiệp bằng đạn hơi cay. Các cuộc đụng độ này khiến ít nhất 18 người bị thương, trong đó có 7 cảnh sát.
Tại Cairo, 15 sinh viên tham gia biểu tình trước cửa trụ sở Bộ Giáo dục đã bị bắt giam 4 ngày để điều tra về các cáo buộc gây hỗn loạn, cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng và hành hung cảnh sát.
Hãng thông tấn chính thức MENA cho biết, đụng độ cũng nổ ra giữa các sinh viên đối lập tại Đại học Cairo ở tỉnh Giza kế bên.
Hàng nghìn sinh viên của Đại học Al-Azhar (An A-dơ-ha) thuộc Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar - nhà thờ nắm giữ quyền lực lớn nhất của dòng Hồi giáo Sunni ở Ai Cập - đã tổ chức biểu tình tại Cairo trong suốt ba ngày qua đòi phục chức cho ông Morsi.
Các nguồn tin an ninh cho biết ít nhất 43 sinh viên trong số hơn 3.000 người tham gia biểu tình đã bị bắt giữ. Bất chấp cảnh báo của chính quyền và lãnh đạo trường đại học danh tiếng này, các sinh viên Hồi giáo tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình.
Căng thẳng đã bùng phát tại nhiều trường đại học ở Ai Cập kể từ ngày khai giảng vào cuối tháng Chín vừa qua, trong bối cảnh phe Hồi giáo đang đấu tranh đòi phục chức cho Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi.
Trong một diễn biến khác, một tòa án ở Cairo ngày 22/10 đã hủy bỏ lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản của cựu Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil.
Trước đó, Tổng công tố Ai Cập Hisham Barakat (Hi-sam Ba-ra-cát) đã ban bố lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với ông Qandil, cựu Bộ trưởng Nhà ở Tareq Wafiq và các quan chức thuộc Cơ quan quản lý các khu đô thị mới với cáo buộc gây lãng phí 3 tỷ bảng Ai Cập (hơn 436.000 USD) công quỹ.
Ngoài ông Qandil, phiên tòa ngày 22/10 vẫn quyết định giữ nguyên các biện pháp hạn chế nói trên đối với các bị cáo còn lại.
Ông Qandil được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 8/2012 và nộp đơn từ chức hôm 9/7 vừa qua sau khi quân đội phế truất Tổng thống Mohamed Morsi./.
Cuộc điều tra do Trung tâm nghiên cứu dư luận Ai Cập (Baseera) tiến hành cuối tháng Chín vừa qua tại 27 tỉnh thành trên cả nước, theo đó 37% số người được hỏi cho rằng kết quả điều hành của chính quyền lâm thời được thành lập sau cuộc chính biến ngày 3/7 vừa qua là "tốt", trong khi 50% đánh giá ở mức "trung bình."
Đặc biệt, chỉ 18% người dân thành thị và 13% người dân nông thôn cho rằng kết quả công tác của chính phủ chuyển tiếp là "yếu kém."
Cũng theo kết quả cuộc thăm dò trên, 66% số người được hỏi cảm thấy an toàn hơn trước và 34% vẫn lo lắng về tình hình an ninh.
Trong bối cảnh kinh tế sa sút do bất ổn chính trị, 31% cho biết các điều kiện kinh tế của họ đã được cải thiện trong khi 38% cho rằng vẫn như cũ, 30% cho rằng tồi tệ hơn và 1% còn lại không có ý kiến.
Trước đó, trong cuộc thăm dò dư luận được tiến hành vào tháng Tám vừa qua, chỉ 27% số người được hỏi cảm thấy an toàn và có tới 73% ý kiến lo lắng về tình hình an ninh.
Liên quan đến tình hình an ninh, nhật báo nhà nước Al Ahram ngày 22/10 dẫn lời ông Sherif Shawqy, Cố vấn truyền thông của Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hezem el-Beblawi, cho biết chính phủ không có kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp sẽ hết hiệu lực vào trung tuần tháng tới.
Ngày 12/9 vừa qua, Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour đã quyết định gia hạn thêm 2 tháng tình trạng khẩn cấp vốn có hiệu lực từ ngày 14/8 cùng lệnh giới nghiêm ban đêm tại Cairo và 13 tỉnh thành khác.
Theo Tuyên bố hiến pháp ngày 8/7 của ông Mansour, thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp không thể kéo dài quá ba tháng, trừ khi được đa số cử tri ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân.
Cũng trong ngày 22/10, Ủy ban bầu cử tối cao Ai Cập cho biết hơn 663.000 người Ai Cập ở nước ngoài, trong đó chủ yếu tại Saudi Arabia, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar và Mỹ, đã đăng ký tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp sắp tới.
Ngoài ra, gần 16.000 kiều dân cho biết sẽ tham gia bỏ phiếu tại Ai Cập. Thời gian đăng ký tham gia trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp kéo dài từ ngày 12/10 đến hết ngày 2/12 tới.
Trong khi đó, báo Al Ahram cũng đưa tin ít nhất 18 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi tại nhiều trường đại học ở Cairo và các tỉnh thành khác trên cả nước Ai Cập trong ngày 22/10.
Đụng độ bạo lực đã nổ ra giữa các sinh viên Đại học Mansoura (Man-xu-ra) tại tỉnh cùng tên ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile.
Đám đông sinh viên ủng hộ và phản đối ông Morsi đã bắn pháo hoa, ném gạch đá và sử dụng cả súng bắn đạn ghém tấn công lẫn nhau trước khi cảnh sát can thiệp bằng đạn hơi cay. Các cuộc đụng độ này khiến ít nhất 18 người bị thương, trong đó có 7 cảnh sát.
Tại Cairo, 15 sinh viên tham gia biểu tình trước cửa trụ sở Bộ Giáo dục đã bị bắt giam 4 ngày để điều tra về các cáo buộc gây hỗn loạn, cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng và hành hung cảnh sát.
Hãng thông tấn chính thức MENA cho biết, đụng độ cũng nổ ra giữa các sinh viên đối lập tại Đại học Cairo ở tỉnh Giza kế bên.
Hàng nghìn sinh viên của Đại học Al-Azhar (An A-dơ-ha) thuộc Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar - nhà thờ nắm giữ quyền lực lớn nhất của dòng Hồi giáo Sunni ở Ai Cập - đã tổ chức biểu tình tại Cairo trong suốt ba ngày qua đòi phục chức cho ông Morsi.
Các nguồn tin an ninh cho biết ít nhất 43 sinh viên trong số hơn 3.000 người tham gia biểu tình đã bị bắt giữ. Bất chấp cảnh báo của chính quyền và lãnh đạo trường đại học danh tiếng này, các sinh viên Hồi giáo tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình.
Căng thẳng đã bùng phát tại nhiều trường đại học ở Ai Cập kể từ ngày khai giảng vào cuối tháng Chín vừa qua, trong bối cảnh phe Hồi giáo đang đấu tranh đòi phục chức cho Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi.
Trong một diễn biến khác, một tòa án ở Cairo ngày 22/10 đã hủy bỏ lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản của cựu Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil.
Trước đó, Tổng công tố Ai Cập Hisham Barakat (Hi-sam Ba-ra-cát) đã ban bố lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với ông Qandil, cựu Bộ trưởng Nhà ở Tareq Wafiq và các quan chức thuộc Cơ quan quản lý các khu đô thị mới với cáo buộc gây lãng phí 3 tỷ bảng Ai Cập (hơn 436.000 USD) công quỹ.
Ngoài ông Qandil, phiên tòa ngày 22/10 vẫn quyết định giữ nguyên các biện pháp hạn chế nói trên đối với các bị cáo còn lại.
Ông Qandil được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 8/2012 và nộp đơn từ chức hôm 9/7 vừa qua sau khi quân đội phế truất Tổng thống Mohamed Morsi./.
(TTXVN)