Tại buổi hợp báo chiều 29/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn công bố kết quả các phiếu thăm dò về "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” thu về cho thấy bình quân tỷ lệ các ý kiến đồng ý với đồ án là 84,5%.
Theo số liệu được tính đến hết ngày 28/4, tức là sau 8 ngày tổ chức triển lãm lấy ý kiến nhân dân về Quy hoạch chung tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ, Hà Nội, Ban tổ chức đã đón hơn 16.000 lượt khách đến tham quan, phát trên 6.700 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về khoảng 3.000 phiếu góp ý.
Phiếu thăm dò ý kiến tập trung vào 15 vấn đề lớn: định hướng phát triển không gian; các đô thị về tinh, thị trấn, thị tứ; quy hoạch hạ tầng xã hội; giao thông; hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ môi trường; bảo tồn di sản; nông thôn mới; trung tâm hành chính quốc gia; trục Thăng Long kết nối với khu vực Hồ Tây với núi Ba Vì; liên kết vùng; đô thị sông Hồng; quản lý, phát triển đô thị; hành lang xanh; vành đai xanh.
Vấn đề quy hoạch hạ tầng xã hội thu được sự đồng thuận cao nhất, tiếp đến là hành lang xanh và vành đai xanh. Hai vấn đề có tỷ lệ đồng thuận thấp nhất là vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia (69,4%) và trục Thăng Long kết nối với khu vực Hồ Tây với núi Ba Vì (76,5%).
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, ghi nhận lớn nhất trong mấy ngày triển lãm vừa qua là sự quan tâm của đông đảo mọi tầng lớp dân cư, từ giới chuyên môn đến cả những học sinh cấp 3.
Nhiều người nhận thức rằng, đồ án này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ và dành sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, đây mới là quy hoạch chung chứ chưa phải quy hoạch chi tiết nên không thể cụ thể chi tiết đến từng địa bàn.
Nếu đồ án được thông qua, quy hoạch chi tiết sẽ tiếp tục được triển khai để cụ thể hóa quy hoạch chung và sẽ công bố tại tất cả 29 quận-huyện của thành phố Hà Nội.
Theo kế hoạch, trong tháng 5, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Ban thường vụ Quốc hội về đồ án này và sẽ xem xét, chọn lọc, cập nhật cả những ý kiến đóng góp mới nhất, thiết thực nhất.
Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được kỳ vọng sẽ đưa đô thị Hà Nội phát triển bền vững theo mô hình kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc.
Thủ đô sẽ gồm đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi mà chủ yếu là khu phố cổ, phố cũ đến tuyến đường vành đai IV (phía Tây) và phía bắc sông Hồng đến khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Cùng đó là 5 đô thị vệ tinh được xác định là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn. Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều đô thị sinh thái, thị trấn hiện hữu khác.
Triển lãm đồ án "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra trong 11 ngày (từ ngày 21/4 đến 1/5) để tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân về đồ án quan trọng này./.
Theo số liệu được tính đến hết ngày 28/4, tức là sau 8 ngày tổ chức triển lãm lấy ý kiến nhân dân về Quy hoạch chung tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ, Hà Nội, Ban tổ chức đã đón hơn 16.000 lượt khách đến tham quan, phát trên 6.700 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về khoảng 3.000 phiếu góp ý.
Phiếu thăm dò ý kiến tập trung vào 15 vấn đề lớn: định hướng phát triển không gian; các đô thị về tinh, thị trấn, thị tứ; quy hoạch hạ tầng xã hội; giao thông; hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ môi trường; bảo tồn di sản; nông thôn mới; trung tâm hành chính quốc gia; trục Thăng Long kết nối với khu vực Hồ Tây với núi Ba Vì; liên kết vùng; đô thị sông Hồng; quản lý, phát triển đô thị; hành lang xanh; vành đai xanh.
Vấn đề quy hoạch hạ tầng xã hội thu được sự đồng thuận cao nhất, tiếp đến là hành lang xanh và vành đai xanh. Hai vấn đề có tỷ lệ đồng thuận thấp nhất là vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia (69,4%) và trục Thăng Long kết nối với khu vực Hồ Tây với núi Ba Vì (76,5%).
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, ghi nhận lớn nhất trong mấy ngày triển lãm vừa qua là sự quan tâm của đông đảo mọi tầng lớp dân cư, từ giới chuyên môn đến cả những học sinh cấp 3.
Nhiều người nhận thức rằng, đồ án này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ và dành sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, đây mới là quy hoạch chung chứ chưa phải quy hoạch chi tiết nên không thể cụ thể chi tiết đến từng địa bàn.
Nếu đồ án được thông qua, quy hoạch chi tiết sẽ tiếp tục được triển khai để cụ thể hóa quy hoạch chung và sẽ công bố tại tất cả 29 quận-huyện của thành phố Hà Nội.
Theo kế hoạch, trong tháng 5, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Ban thường vụ Quốc hội về đồ án này và sẽ xem xét, chọn lọc, cập nhật cả những ý kiến đóng góp mới nhất, thiết thực nhất.
Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được kỳ vọng sẽ đưa đô thị Hà Nội phát triển bền vững theo mô hình kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc.
Thủ đô sẽ gồm đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi mà chủ yếu là khu phố cổ, phố cũ đến tuyến đường vành đai IV (phía Tây) và phía bắc sông Hồng đến khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Cùng đó là 5 đô thị vệ tinh được xác định là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn. Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều đô thị sinh thái, thị trấn hiện hữu khác.
Triển lãm đồ án "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra trong 11 ngày (từ ngày 21/4 đến 1/5) để tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân về đồ án quan trọng này./.
Thu Hằng (Vietnam+)