Kết luận cuối cùng về giới tính rùa hồ Gươm đã được các nhà khoa học đưa ra ngày hôm nay, 22/4. Đúng như những dự đoán trước đó, rùa hồ Gươm là giống cái.
Giải thích về kết luận này, Giáo sư, Tiến sỹ Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay, căn cứ những đặc điểm như đuôi, màu da, gờ mai kết hợp với kết quả xét nghiệm AND, các nhà khoa học đã xác định rùa Hồ Gươm là giống cái.
Nói thêm về đặc điểm rùa hồ Gươm, ông Bình cho hay, các nhà khoa học đã so sánh mẫu nhiếm sắc thể của “cụ” với rùa Quảng Phú - Thanh Hóa và cá thể rùa Bảo tàng Hà Nội. Kết quả cho thấy, “cụ” rùa có cùng loài với những cá thể rùa này.
Thông báo về tình hình sức khỏe rùa hồ Gươm, ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hồ Gươm cho biết, kể từ khi dẫn dắt thành công rùa hồ Gươm về nơi chữa trị, những vết thương trên cơ thể rùa đã có dấu hiệu hồi phục rất khả quan. Tình trạng sức khỏe của Rùa Hồ Gươm tốt hơn so với khi bắt đầu chữa trị. Những vết thương trên mai, trên cổ, chân và diềm mai đều dần lành trở lại, việc dùng thuốc điều trị có hiệu quả. Rùa Hồ Gươm được chăm sóc chu đáo, thức ăn chủ yếu là cá trôi.
Tại cuộc họp, các nhà khoa học cũng đề xuất các giải pháp bổ sung chăm sóc rùa Hồ Gươm trong thời gian tới. Theo kế hoạch, ban chỉ đạo sẽ tiến hành làm mái che nắng có cửa cơ động để thuận lợi cho việc cẩu Rùa ra hồ và ngược lại.
Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ làm đài phun nước giữa bể để làm mát trong mùa hè và cung cấp thêm ôxi cho “cụ”. Chiếc lồng cao 1,5 m sẽ được đưa vào vận hành để chuyển rùa từ bể nuôi dưỡng ra hồ, tập cho rùa quen dần với môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học cũng dự tính, tần suất đưa rùa lên để kiểm tra và bôi thuốc là 2 tuần /lần, tần suất đưa rùa từ bể nuôi dưỡng ra hồ là 1 tuần/lần, mỗi lần 6 tiếng vào buổi trưa./.
Giải thích về kết luận này, Giáo sư, Tiến sỹ Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay, căn cứ những đặc điểm như đuôi, màu da, gờ mai kết hợp với kết quả xét nghiệm AND, các nhà khoa học đã xác định rùa Hồ Gươm là giống cái.
Nói thêm về đặc điểm rùa hồ Gươm, ông Bình cho hay, các nhà khoa học đã so sánh mẫu nhiếm sắc thể của “cụ” với rùa Quảng Phú - Thanh Hóa và cá thể rùa Bảo tàng Hà Nội. Kết quả cho thấy, “cụ” rùa có cùng loài với những cá thể rùa này.
Thông báo về tình hình sức khỏe rùa hồ Gươm, ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hồ Gươm cho biết, kể từ khi dẫn dắt thành công rùa hồ Gươm về nơi chữa trị, những vết thương trên cơ thể rùa đã có dấu hiệu hồi phục rất khả quan. Tình trạng sức khỏe của Rùa Hồ Gươm tốt hơn so với khi bắt đầu chữa trị. Những vết thương trên mai, trên cổ, chân và diềm mai đều dần lành trở lại, việc dùng thuốc điều trị có hiệu quả. Rùa Hồ Gươm được chăm sóc chu đáo, thức ăn chủ yếu là cá trôi.
Tại cuộc họp, các nhà khoa học cũng đề xuất các giải pháp bổ sung chăm sóc rùa Hồ Gươm trong thời gian tới. Theo kế hoạch, ban chỉ đạo sẽ tiến hành làm mái che nắng có cửa cơ động để thuận lợi cho việc cẩu Rùa ra hồ và ngược lại.
Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ làm đài phun nước giữa bể để làm mát trong mùa hè và cung cấp thêm ôxi cho “cụ”. Chiếc lồng cao 1,5 m sẽ được đưa vào vận hành để chuyển rùa từ bể nuôi dưỡng ra hồ, tập cho rùa quen dần với môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học cũng dự tính, tần suất đưa rùa lên để kiểm tra và bôi thuốc là 2 tuần /lần, tần suất đưa rùa từ bể nuôi dưỡng ra hồ là 1 tuần/lần, mỗi lần 6 tiếng vào buổi trưa./.
Xuân Dũng (Vietnam+)