Theo thông tin chính thức từ Đài Truyền hình Việt Nam, chào mừng Quốc khánh mùng 2/9 và kỷ niệm 42 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, Truyền hình Việt Nam đã lựa chọn nhiều chương trình đặc sắc và phim tài liệu quý để giới thiệu với khán giả truyền hình cả nước.
Phim về 70 năm Quốc kỳ và tượng Bác giữa nước Nga
Cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc hướng về thống nhất, hòa bình, hạnh phúc, ấm no.
Ra đời trong một bối cảnh đặc biệt vào năm 1941, suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng đã trở thành một hình tượng hội tụ, gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử thấm đẫm máu và nước mắt nhưng luôn ngời lên niềm vinh quang, hào hùng.
Bộ phim tài liệu "Quốc kỳ Việt Nam" sẽ tái hiện lại lịch sử ra đời, những thời khắc trọng đại trong lịch sử và trong lòng dân tộc của lá cờ đỏ sao vàng. Phim của đạo diễn Phạm Tô Hoàng, quay phim Đoàn Minh Quý, Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS) sản xuất năm 2010. Ba tập bộ phim tài liệu Quốc kỳ Việt Nam sẽ được phát sóng lại vào 16h30 ngày 2, 3, 4 tháng 9/2011.
Bộ phim về tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giữa thủ đô nước Nga cũng lên sóng trong những ngày nhớ mùa thu lịch sử. Giữa bao biến cố thăng trầm của nước Nga, một tượng đài được những người bạn Liên Xô yêu Việt Nam xây dựng giữa thủ đô Moscow - tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn định vị theo các nghĩa đẹp của từ này.
Kể từ thời điểm được khởi công, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước Việt-Nga, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam, đặc biệt đối với những ai đã từng học tập làm việc, công tác tại Liên Xô trước đây nói chung và thủ đô Moscow nói riêng với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới .
Tác giả của bức tượng đài đầy ý nghĩa đó là nghệ sĩ điêu khắc Nhân dân Liên Xô và LB Nga V.E. Tsigal. Khi nói về công trình của mình, nghệ sỹ V.E. Tsigal khẳng định: "Bất cứ ai đứng trước bức phù điêu đều bị thu hút và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mình."
Với mong muốn đưa đến cho người xem những hiểu biết về công trình đặc biệt này cũng như tình cảm của nhân dân Nga dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu quý giá về tượng đài Hồ Chủ tịch vào 21h30 ngày 1.9. Phim do Trung tâm phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Thời gian phát sóng là 21h30 ngày 1.9 trên kênh VTV1. Phát lại vào 12h30 ngày 2.9 cũng trên VTV1.
Phim tài liệu "Tết Độc lập" và "Ngày lịch sử"
Ngày 2/9 - Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc và đời sống nhân dân như một ngày Tết, ngày hội của quyền con người, của một dân tộc độc lập, một đất nước tự do.
Tất cả những ý nghĩa to lớn đó của ngày 2-9 đã được các nhà làm phim của Trung tâm phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam thể hiện trọn vẹn và đầy cảm xúc thông qua bộ phim Tết độc lập. Phim sẽ được trình chiếu vào 9h30 ngày 2/9 trên kênh VTV1.
Phim "Ngày lịch sử" kể về những ngày đầu năm 1955, Hà Nội đỏ rực cờ hoa, cổng chào, biểu ngữ. Hàng chục vạn người dân như nước chảy đổ về quảng trường Ba Đình lịch sử. Bắt đầu từ ngày 1/1/1955, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ từ kháng chiến trở về ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình cũng là nơi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không khí lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình trong ngày 1/1/1955 đã được đạo diễn người Nga Vladimir Echourine tái hiện trọn vẹn qua bộ phim tài liệu Ngày lịch sử.
Những thước phim tư liệu quý giá, chân thực và sống động trong Ngày lịch sử sẽ được phát sóng trên kênh VTV1 vào đúng dịp lễ Quốc khánh năm nay. Thời gian phát sóng: 21h10 ngày 3/9 trên kênh VTV1 và phát lại vào 18h30 ngày 4/9 trên kênh VTV2.
Và phim truyện "Nhìn ra biển cả"
Hình ảnh thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành mang trong mình hoài bão lớn lao, đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để tìm ra con đường độc lập tự do cho nước nhà là chủ đề của bộ phim truyện đặc biệt Nhìn ra biển cả.
Khép lại với hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành lên thuyền vào Nam bắt đầu hành trình mới sau 2 năm ngắn ngủi dạy học tại trường Dục Thanh, bộ phim đã để lại những ấn tượng cao đẹp về chân dung của một thấy giáo trẻ luôn hướng tới việc nâng cao 'Trí, Đức, Thể, Mỹ' cho thế hệ trẻ nước nhà cũng như ấp ủ những khát vọng lớn lao về con đường giải phóng dân tộc vào những năm đầu thế kỷ 20.
Bộ phim Nhìn ra biển cả do một ê-kíp gồm các nhà làm phim kỳ cựu, nổi tiếng như nhà biên kịch, nhà văn Nguyễn Thị Hồng Ngát, đạo diễn, NSƯT Vũ Châu, quay phim NSƯT Vũ Quốc Tuấn; PGS-TS Trần Luân Kim đảm nhận khâu biên tập và nhạc sỹ An Thuyên phụ trách phần âm nhạc. Phim được in tráng và hòa âm tại Thái Lan.
Bộ phim của Hãng phim Hội Điện ảnh sản xuất là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phim được phát sóng vào 20h05 ngày 2/9 trên kênh VTV1./.
Phim về 70 năm Quốc kỳ và tượng Bác giữa nước Nga
Cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc hướng về thống nhất, hòa bình, hạnh phúc, ấm no.
Ra đời trong một bối cảnh đặc biệt vào năm 1941, suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng đã trở thành một hình tượng hội tụ, gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử thấm đẫm máu và nước mắt nhưng luôn ngời lên niềm vinh quang, hào hùng.
Bộ phim tài liệu "Quốc kỳ Việt Nam" sẽ tái hiện lại lịch sử ra đời, những thời khắc trọng đại trong lịch sử và trong lòng dân tộc của lá cờ đỏ sao vàng. Phim của đạo diễn Phạm Tô Hoàng, quay phim Đoàn Minh Quý, Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS) sản xuất năm 2010. Ba tập bộ phim tài liệu Quốc kỳ Việt Nam sẽ được phát sóng lại vào 16h30 ngày 2, 3, 4 tháng 9/2011.
Bộ phim về tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giữa thủ đô nước Nga cũng lên sóng trong những ngày nhớ mùa thu lịch sử. Giữa bao biến cố thăng trầm của nước Nga, một tượng đài được những người bạn Liên Xô yêu Việt Nam xây dựng giữa thủ đô Moscow - tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn định vị theo các nghĩa đẹp của từ này.
Kể từ thời điểm được khởi công, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước Việt-Nga, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam, đặc biệt đối với những ai đã từng học tập làm việc, công tác tại Liên Xô trước đây nói chung và thủ đô Moscow nói riêng với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới .
Tác giả của bức tượng đài đầy ý nghĩa đó là nghệ sĩ điêu khắc Nhân dân Liên Xô và LB Nga V.E. Tsigal. Khi nói về công trình của mình, nghệ sỹ V.E. Tsigal khẳng định: "Bất cứ ai đứng trước bức phù điêu đều bị thu hút và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mình."
Với mong muốn đưa đến cho người xem những hiểu biết về công trình đặc biệt này cũng như tình cảm của nhân dân Nga dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu quý giá về tượng đài Hồ Chủ tịch vào 21h30 ngày 1.9. Phim do Trung tâm phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Thời gian phát sóng là 21h30 ngày 1.9 trên kênh VTV1. Phát lại vào 12h30 ngày 2.9 cũng trên VTV1.
Phim tài liệu "Tết Độc lập" và "Ngày lịch sử"
Ngày 2/9 - Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc và đời sống nhân dân như một ngày Tết, ngày hội của quyền con người, của một dân tộc độc lập, một đất nước tự do.
Tất cả những ý nghĩa to lớn đó của ngày 2-9 đã được các nhà làm phim của Trung tâm phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam thể hiện trọn vẹn và đầy cảm xúc thông qua bộ phim Tết độc lập. Phim sẽ được trình chiếu vào 9h30 ngày 2/9 trên kênh VTV1.
Phim "Ngày lịch sử" kể về những ngày đầu năm 1955, Hà Nội đỏ rực cờ hoa, cổng chào, biểu ngữ. Hàng chục vạn người dân như nước chảy đổ về quảng trường Ba Đình lịch sử. Bắt đầu từ ngày 1/1/1955, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ từ kháng chiến trở về ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình cũng là nơi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không khí lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình trong ngày 1/1/1955 đã được đạo diễn người Nga Vladimir Echourine tái hiện trọn vẹn qua bộ phim tài liệu Ngày lịch sử.
Những thước phim tư liệu quý giá, chân thực và sống động trong Ngày lịch sử sẽ được phát sóng trên kênh VTV1 vào đúng dịp lễ Quốc khánh năm nay. Thời gian phát sóng: 21h10 ngày 3/9 trên kênh VTV1 và phát lại vào 18h30 ngày 4/9 trên kênh VTV2.
Và phim truyện "Nhìn ra biển cả"
Hình ảnh thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành mang trong mình hoài bão lớn lao, đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để tìm ra con đường độc lập tự do cho nước nhà là chủ đề của bộ phim truyện đặc biệt Nhìn ra biển cả.
Khép lại với hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành lên thuyền vào Nam bắt đầu hành trình mới sau 2 năm ngắn ngủi dạy học tại trường Dục Thanh, bộ phim đã để lại những ấn tượng cao đẹp về chân dung của một thấy giáo trẻ luôn hướng tới việc nâng cao 'Trí, Đức, Thể, Mỹ' cho thế hệ trẻ nước nhà cũng như ấp ủ những khát vọng lớn lao về con đường giải phóng dân tộc vào những năm đầu thế kỷ 20.
Bộ phim Nhìn ra biển cả do một ê-kíp gồm các nhà làm phim kỳ cựu, nổi tiếng như nhà biên kịch, nhà văn Nguyễn Thị Hồng Ngát, đạo diễn, NSƯT Vũ Châu, quay phim NSƯT Vũ Quốc Tuấn; PGS-TS Trần Luân Kim đảm nhận khâu biên tập và nhạc sỹ An Thuyên phụ trách phần âm nhạc. Phim được in tráng và hòa âm tại Thái Lan.
Bộ phim của Hãng phim Hội Điện ảnh sản xuất là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phim được phát sóng vào 20h05 ngày 2/9 trên kênh VTV1./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)