Ngay trong những ngày đầu năm mới Quý Tỵ 2013, người nuôi ngao ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã xuất ra thị trường gần 1.500 tấn ngao sạch.
Đây là tín hiệu cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu "Ngao sạch Giao Thủy" đang dần khởi sắc hơn sau năm 2012 đầy khó khăn do thị trường sa sút và ảnh hưởng của cơn bão số 8.
Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy cho biết: trong 10 ngày đầu năm Quý Tỵ ( từ 11-19/2 Dương lịch) đã có khoảng 1.500 tấn ngao sạch của Giao Thủy được đưa đi khắp các thị trường, trong đó thị trường nội địa chiếm tới 70%.
Theo ông Cửu, dù thời điểm này giá ngao rớt mạnh so với cùng thời điểm năm ngoái, song thị trường tiêu thụ đang sáng dần lên vì nhiều tỉnh, thành trong cả nước đang dần ưa thích đặc sản ngao sạch Giao Thủy.
Từ tháng 7/2012, thị trường Trung Quốc không nhập khẩu ngao từ Việt Nam, từ tháng 7/2012. Hiệp hội Hiệp hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy cùng một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đi tiếp thị và xúc tiến thương mại ở nhiều tỉnh để tìm kiếm "đầu ra" cho con ngao.
Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện các thị trường xuất khẩu khác vẫn khá ổn định, với 30% sản lượng ngao Giao Thủy được đưa ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường EU, thông qua các nhà chế biến ở miền Nam.
Năm 2012, tổng sản lượng ngao của huyện Giao Thủy ước đạt 27.000 tấn, trong khi đó năm 2011 chỉ đạt 20.000 tấn. Tuy nhiên, hiện người nuôi ngao Giao Thủy vẫn đang đối mặt với không ít khó như thiếu vốn và dư âm của cơn bão số 8 năm 2012.
Với 32 km bờ biển, huyện Giao Thủy có khoảng 1.500 ha nuôi ngao thịt và ngao giống, đem lại khoản doanh thu gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm ổn định cho hơn 5.000 lao động và hàng chục nghìn lao động thời vụ. Số hộ nuôi ngao ngày càng đông.
Theo thống kê, toàn huyện hiện có gần 1.700 hộ nuôi ngao, trong đó có nhiều hộ đạt doanh thu cả chục tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2008, sản phẩm ngao nuôi của huyện Giao Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa "Ngao Giao Thủy." Vùng ngao nuôi Giao Thủy cũng đã được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường châu Âu./.
Đây là tín hiệu cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu "Ngao sạch Giao Thủy" đang dần khởi sắc hơn sau năm 2012 đầy khó khăn do thị trường sa sút và ảnh hưởng của cơn bão số 8.
Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy cho biết: trong 10 ngày đầu năm Quý Tỵ ( từ 11-19/2 Dương lịch) đã có khoảng 1.500 tấn ngao sạch của Giao Thủy được đưa đi khắp các thị trường, trong đó thị trường nội địa chiếm tới 70%.
Theo ông Cửu, dù thời điểm này giá ngao rớt mạnh so với cùng thời điểm năm ngoái, song thị trường tiêu thụ đang sáng dần lên vì nhiều tỉnh, thành trong cả nước đang dần ưa thích đặc sản ngao sạch Giao Thủy.
Từ tháng 7/2012, thị trường Trung Quốc không nhập khẩu ngao từ Việt Nam, từ tháng 7/2012. Hiệp hội Hiệp hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy cùng một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đi tiếp thị và xúc tiến thương mại ở nhiều tỉnh để tìm kiếm "đầu ra" cho con ngao.
Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện các thị trường xuất khẩu khác vẫn khá ổn định, với 30% sản lượng ngao Giao Thủy được đưa ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường EU, thông qua các nhà chế biến ở miền Nam.
Năm 2012, tổng sản lượng ngao của huyện Giao Thủy ước đạt 27.000 tấn, trong khi đó năm 2011 chỉ đạt 20.000 tấn. Tuy nhiên, hiện người nuôi ngao Giao Thủy vẫn đang đối mặt với không ít khó như thiếu vốn và dư âm của cơn bão số 8 năm 2012.
Với 32 km bờ biển, huyện Giao Thủy có khoảng 1.500 ha nuôi ngao thịt và ngao giống, đem lại khoản doanh thu gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm ổn định cho hơn 5.000 lao động và hàng chục nghìn lao động thời vụ. Số hộ nuôi ngao ngày càng đông.
Theo thống kê, toàn huyện hiện có gần 1.700 hộ nuôi ngao, trong đó có nhiều hộ đạt doanh thu cả chục tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2008, sản phẩm ngao nuôi của huyện Giao Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa "Ngao Giao Thủy." Vùng ngao nuôi Giao Thủy cũng đã được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường châu Âu./.
(TTXVN)