Chiều 14/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật phòng, chống rửa tiền và Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị về dự án Luật phòng, chống rửa tiền, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật; tính thống nhất của hệ thống pháp luật và sự tương thích với điều ước quốc tế; mô hình Cơ quan phòng chống rửa tiền; bảo đảm quyền bí mật riêng tư của cá nhân...
Về phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật, qua thảo luận tại Tổ và Hội trường tại kỳ họp thứ hai, một số ý kiến nhất trí về phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả nội dung về “tài trợ khủng bố” như dự án Luật trình Quốc hội.
Một số ý kiến đề nghị chỉ nên có 1 Chương hoặc một vài điều quy định về tài trợ khủng bố trong Luật này. Có ý kiến đề nghị đổi tên gọi của Luật là “Luật phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.”
Nhiều ý kiến khác đề nghị không nên đưa nội dung “tài trợ khủng bố” vào Luật này mà để quy định trong Luật phòng, chống khủng bố sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2012 theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Thường trực Ủy ban Kinh tế có quan điểm nhất trí với đề nghị trong dự án Luật phòng, chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật hình sự và Luật phòng, chống khủng bố.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố để thể hiện sự cam kết của Nhà nước với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên trường quốc tế, trong dự án Luật phòng, chống rửa tiền.
Về mô hình Cơ quan phòng chống rửa tiền (Điều 43), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'sor Phước bày tỏ sự băn khoăn nếu quy định Cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Trên cơ sở lập luận Ngân hàng nhà nước chỉ là một trong những cơ quan tham gia phòng, chống rửa tiền, đại biểu đề nghị cần thảo luận, làm rõ nội dung này.
Có ý kiến đề nghị, nếu quy định nội dung “phòng, chống tài trợ khủng bố” trong Luật này thì Cơ quan phòng chống rửa tiền nên thuộc Bộ công an thì mới có thể thực hiện phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý và chuyển giao thông tin về rửa tiền. Chức năng điều tra, xử lý vi phạm do các cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện. Trên thực tế, cơ quan phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam được thành lập từ năm 2006 với vị trí là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước.
Quá trình hơn 5 năm qua, hoạt động của cơ quan này đã có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, không phát sinh vướng mắc. Do vậy, việc đặt cơ quan này tại Ngân hàng nhà nước là phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ không có một cơ quan độc lập nào có thể làm hết các công việc về phòng, chống rửa tiền. Mỗi một cơ quan khác nhau như ngân hàng, công an hay địa phương... đều có những công việc cụ thể trong hoạt động này. Vấn đề cần bàn đến trong dự án Luật là những nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan trong phòng chống rửa tiền, chức năng quản lý chung thuộc về Nhà nước...
Về dự án Luật bảo hiểm tiền gửi, các nội dung còn có ý kiến khác nhau đã được Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận, làm rõ, tập trung vào các vấn đề đối tượng áp dụng của Luật; quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi; quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi và mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; loại tiền gửi được bảo hiểm; phí bảo hiểm tiền gửi; Hạn mức trả tiền bảo hiểm; thanh tra và khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi...
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng trong điều kiện số lượng ngân hàng ngày càng nhiều và số lượng người dân giao dịch tại ngân hàng cũng ngày càng lớn thì mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu vấn đề trong Báo cáo, Ủy ban Kinh tế đề nghị bảo hiểm tiền gửi đối với tiền đồng Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu đặt câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có quyết định cho phép các tổ chức, cá nhân gửi ngoại tệ vào ngân hàng hay yêu cầu người dân phải bán ngoại tệ để gửi nội tệ? Nếu cho người dân gửi bằng ngoại tệ thì tại sao lại không được bảo hiểm tiền gửi...
Đại biểu đề nghị thảo luận, làm rõ vấn đề này./.
Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị về dự án Luật phòng, chống rửa tiền, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật; tính thống nhất của hệ thống pháp luật và sự tương thích với điều ước quốc tế; mô hình Cơ quan phòng chống rửa tiền; bảo đảm quyền bí mật riêng tư của cá nhân...
Về phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật, qua thảo luận tại Tổ và Hội trường tại kỳ họp thứ hai, một số ý kiến nhất trí về phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả nội dung về “tài trợ khủng bố” như dự án Luật trình Quốc hội.
Một số ý kiến đề nghị chỉ nên có 1 Chương hoặc một vài điều quy định về tài trợ khủng bố trong Luật này. Có ý kiến đề nghị đổi tên gọi của Luật là “Luật phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.”
Nhiều ý kiến khác đề nghị không nên đưa nội dung “tài trợ khủng bố” vào Luật này mà để quy định trong Luật phòng, chống khủng bố sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2012 theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Thường trực Ủy ban Kinh tế có quan điểm nhất trí với đề nghị trong dự án Luật phòng, chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật hình sự và Luật phòng, chống khủng bố.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố để thể hiện sự cam kết của Nhà nước với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên trường quốc tế, trong dự án Luật phòng, chống rửa tiền.
Về mô hình Cơ quan phòng chống rửa tiền (Điều 43), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'sor Phước bày tỏ sự băn khoăn nếu quy định Cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Trên cơ sở lập luận Ngân hàng nhà nước chỉ là một trong những cơ quan tham gia phòng, chống rửa tiền, đại biểu đề nghị cần thảo luận, làm rõ nội dung này.
Có ý kiến đề nghị, nếu quy định nội dung “phòng, chống tài trợ khủng bố” trong Luật này thì Cơ quan phòng chống rửa tiền nên thuộc Bộ công an thì mới có thể thực hiện phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý và chuyển giao thông tin về rửa tiền. Chức năng điều tra, xử lý vi phạm do các cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện. Trên thực tế, cơ quan phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam được thành lập từ năm 2006 với vị trí là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước.
Quá trình hơn 5 năm qua, hoạt động của cơ quan này đã có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, không phát sinh vướng mắc. Do vậy, việc đặt cơ quan này tại Ngân hàng nhà nước là phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ không có một cơ quan độc lập nào có thể làm hết các công việc về phòng, chống rửa tiền. Mỗi một cơ quan khác nhau như ngân hàng, công an hay địa phương... đều có những công việc cụ thể trong hoạt động này. Vấn đề cần bàn đến trong dự án Luật là những nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan trong phòng chống rửa tiền, chức năng quản lý chung thuộc về Nhà nước...
Về dự án Luật bảo hiểm tiền gửi, các nội dung còn có ý kiến khác nhau đã được Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận, làm rõ, tập trung vào các vấn đề đối tượng áp dụng của Luật; quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi; quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi và mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; loại tiền gửi được bảo hiểm; phí bảo hiểm tiền gửi; Hạn mức trả tiền bảo hiểm; thanh tra và khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi...
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng trong điều kiện số lượng ngân hàng ngày càng nhiều và số lượng người dân giao dịch tại ngân hàng cũng ngày càng lớn thì mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu vấn đề trong Báo cáo, Ủy ban Kinh tế đề nghị bảo hiểm tiền gửi đối với tiền đồng Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu đặt câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có quyết định cho phép các tổ chức, cá nhân gửi ngoại tệ vào ngân hàng hay yêu cầu người dân phải bán ngoại tệ để gửi nội tệ? Nếu cho người dân gửi bằng ngoại tệ thì tại sao lại không được bảo hiểm tiền gửi...
Đại biểu đề nghị thảo luận, làm rõ vấn đề này./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)