Tối 16/10, lễ tôn vinh giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010 đã diễn ra trọng thể tại hội trường lớn Khoa Toán Trường Đại học Paris 11, ở thành phố Orsay, ngoại ô Paris.
Trong diễn văn khai mạc lễ tôn vinh, Chủ tịch Đại học Paris 11, ông Guy Couarraze đã khẳng định niềm tự hào của khoa Toán và Đại học Paris 11 được đón tiếp người học sinh cũ, người đã đoạt giải thưởng Clay danh giá năm 2007 cùng với giáo sư Gérard Laumon khi giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản. Công trình này cũng được tạp chí Time của Mỹ xếp là 7 trong 10 khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm 2009.
Theo ông Couarraze, trong con người Ngô Bảo Châu nổi lên hai điều vô cùng quý giá, đó là tuổi trẻ của người học trò đam mê khoa học và sự trung thành với đất nước Việt Nam nơi đã sinh ra anh.
Ông Couarraze cho rằng Ngô Bảo Châu là "cây cầu nối" quý báu thúc đẩy hợp tác Pháp-Việt trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, được đánh dấu bằng dự án hợp tác giữa trường Đại học Paris 11 với Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội.
Phát biểu tại lễ tôn vinh, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu của Pháp, bà Valérie Pécresse khẳng định Ngô Bảo Châu là vị giáo sư của ba nước (Pháp, Việt Nam và Mỹ), đại diện cho ba châu lục (châu Âu, châu Á và châu Mỹ).
Bà Pécresse nhấn mạnh Giải thưởng Fields mà Ngô Bảo Châu giành được là phần thưởng cao quý đối với ngành toán học nói chung, Việt Nam nói riêng, đồng thời đem lại niềm vinh dự cho ngành toán học Pháp, đặc biệt là Đại học Paris 11. Bà Pécresse bày tỏ vui mừng trước quyết định của giáo sư Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa ba châu lục.
Đề cập đến vinh quang của Ngô Bảo Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài cho rằng giải thưởng Fields là niềm tự hào của ngành giáo dục, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các thầy cô giáo Việt Nam, Pháp và Mỹ đã giúp đỡ, giảng dạy và đồng hành cùng Ngô Bảo Châu trong suốt chặng đường học tập, nghiên cứu và rèn luyện của anh.
Đại sứ bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của chính phủ Pháp, của các giáo sư, nhà nghiên cứu Pháp, và đồng nghiệp Việt Nam cùng quyết tâm của giáo sư Ngô Bảo Châu, sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu Việt-Pháp sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái." Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để giáo sư Ngô Bảo Châu có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành toán học nước nhà.
Đại sứ Lê Kinh Tài cho biết hiện có khoảng 6.000 sinh viên và gần 700 nghiên cứu sinh tiến sĩ Việt Nam đang theo học và làm các đề tài nghiên cứu tại Pháp.
Bày tỏ sự xúc động đặc biệt khi được có mặt tại nơi trải qua những tháng ngày học và nghiên cứu Toán, giáo sư Ngô Bảo Châu nói rằng Paris 11 chính là nơi đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời khoa học của anh.
Ôn lại kỷ niệm về người thầy đã tận tình giúp anh từ buổi chập chững ban đầu đọc hiểu từng trang tài liệu, Ngô Bảo Châu muốn chia sẻ niềm tin rằng nơi đây sẽ tiếp tục gieo mầm cho những thành công lớn về toán học trong tương lai./.
Trong diễn văn khai mạc lễ tôn vinh, Chủ tịch Đại học Paris 11, ông Guy Couarraze đã khẳng định niềm tự hào của khoa Toán và Đại học Paris 11 được đón tiếp người học sinh cũ, người đã đoạt giải thưởng Clay danh giá năm 2007 cùng với giáo sư Gérard Laumon khi giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản. Công trình này cũng được tạp chí Time của Mỹ xếp là 7 trong 10 khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm 2009.
Theo ông Couarraze, trong con người Ngô Bảo Châu nổi lên hai điều vô cùng quý giá, đó là tuổi trẻ của người học trò đam mê khoa học và sự trung thành với đất nước Việt Nam nơi đã sinh ra anh.
Ông Couarraze cho rằng Ngô Bảo Châu là "cây cầu nối" quý báu thúc đẩy hợp tác Pháp-Việt trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, được đánh dấu bằng dự án hợp tác giữa trường Đại học Paris 11 với Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội.
Phát biểu tại lễ tôn vinh, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu của Pháp, bà Valérie Pécresse khẳng định Ngô Bảo Châu là vị giáo sư của ba nước (Pháp, Việt Nam và Mỹ), đại diện cho ba châu lục (châu Âu, châu Á và châu Mỹ).
Bà Pécresse nhấn mạnh Giải thưởng Fields mà Ngô Bảo Châu giành được là phần thưởng cao quý đối với ngành toán học nói chung, Việt Nam nói riêng, đồng thời đem lại niềm vinh dự cho ngành toán học Pháp, đặc biệt là Đại học Paris 11. Bà Pécresse bày tỏ vui mừng trước quyết định của giáo sư Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa ba châu lục.
Đề cập đến vinh quang của Ngô Bảo Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài cho rằng giải thưởng Fields là niềm tự hào của ngành giáo dục, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các thầy cô giáo Việt Nam, Pháp và Mỹ đã giúp đỡ, giảng dạy và đồng hành cùng Ngô Bảo Châu trong suốt chặng đường học tập, nghiên cứu và rèn luyện của anh.
Đại sứ bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của chính phủ Pháp, của các giáo sư, nhà nghiên cứu Pháp, và đồng nghiệp Việt Nam cùng quyết tâm của giáo sư Ngô Bảo Châu, sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu Việt-Pháp sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái." Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để giáo sư Ngô Bảo Châu có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành toán học nước nhà.
Đại sứ Lê Kinh Tài cho biết hiện có khoảng 6.000 sinh viên và gần 700 nghiên cứu sinh tiến sĩ Việt Nam đang theo học và làm các đề tài nghiên cứu tại Pháp.
Bày tỏ sự xúc động đặc biệt khi được có mặt tại nơi trải qua những tháng ngày học và nghiên cứu Toán, giáo sư Ngô Bảo Châu nói rằng Paris 11 chính là nơi đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời khoa học của anh.
Ôn lại kỷ niệm về người thầy đã tận tình giúp anh từ buổi chập chững ban đầu đọc hiểu từng trang tài liệu, Ngô Bảo Châu muốn chia sẻ niềm tin rằng nơi đây sẽ tiếp tục gieo mầm cho những thành công lớn về toán học trong tương lai./.
Lê Hà-Trung Dũng (Vietnam+)