Ngày 15/11, các thế hệ giảng viên, cán bộ viên chức, sinh viên, học viên Đại học Y Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập trường (1902-2012) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai.
Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã tới dự buổi lễ và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai, phần thưởng của Đảng, Nhà nước ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, học sinh, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trường Đại học Y Hà Nội thành lập năm 1902 với tên gọi là Trường Đại học Y khoa Hà Nội, do nhà Bác học Yersin, người nổi tiếng với việc phát hiện ra vi khuẩn dịch hạch làm hiệu trưởng đầu tiên. Ngày 15/11/1945, trường tổ chức lễ khai giảng đầu tiên trong chế độ mới dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày 15/11 hàng năm trở thành ngày truyền thống của nhà trường.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Tô Huy Rứa thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Trường Đại học Y Hà Nội tròn 110 tuổi và vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh lần thứ hai.
Ông Tô Huy Rứa khẳng định Trường Đại học Y Hà Nội là ngôi trường danh tiếng, có bề dày lịch sử và là một trong số 16 trường đại học trọng điểm quốc gia. Đây không chỉ là nơi đào tạo hàng chục ngàn bác sỹ, thạc sỹ, bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa cấp 1, 2... cho cả nước mà còn là nơi hội tụ rất nhiều giáo sư, thầy thuốc nổi tiếng, các chuyên y tế, các nhà khoa hàng đầu trong lĩnh vực y học.
Thành tựu lớn nhất của trường Đại học Y Hà Nội là sự kết hợp nhuần nhuyễn, sâu sắc giữa giảng lý thuyết với thực hành; giữa giảng dạy, nghiên cứu và học tập vì mục tiêu phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ông Tô Huy Rứa cho rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất không chỉ với mỗi con người mà cả một quốc gia, một dân tộc, do đó việc xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng, mạnh về chất lượng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Theo ông Tô Huy Rứa, để góp phần đào tạo tốt hơn đội ngũ cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên cho đất nước, với vị thế là một trường đại học lâu năm, có uy tín và danh hiệu cao quý, trường cần nỗ lực hơn nữa, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu y khoa hàng đầu của đất nước, không chỉ đào tạo sinh viên Việt Nam mà cả sinh viên quốc tế; không chỉ triển khai, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu ở quốc gia và quốc tế; không chỉ phục vụ cộng đồng người Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế.
Ông Tô Huy Rứa đề nghị Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan hỗ trợ thích đáng hơn nữa cho trường, góp phần thúc đẩy nhanh và vững chắc quá trình phát triển trường theo mô hình đại học khoa học sức khỏe.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, các thế hệ thầy trò của trường đã phát huy truyền thống, không ngừng lao động, đổ công sức và xương máu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao.
110 năm qua, Trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo các thế hệ bác sỹ cho ngành y Việt Nam đã và đang chiếm những vị trí trọng yếu cả trong mọi lĩnh vực của ngành y tế Việt Nam, với trên 23.000 bác sỹ, hơn 19.000 bác sỹ sau đại học và nhiều cán bộ kỹ thuật trong đó gần 900 tiến sỹ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể Phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 và giao cho trường chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình đại học khoa học sức khỏe với nhiều trường đại học thành viên vào năm 2015, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và năng lực đào tạo từ 8.000 sinh viên lên 18.000 sinh viên vào năm 2020.
Chính phủ Pháp hỗ trợ trường thực hiện dự án hiện đại hóa và đầu tư xây dựng bệnh viện thực hành tại Hà Nam; Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ mặt bằng để trường xây dựng ký túc xá sinh viên.
Nhân dịp này 14 giảng viên của nhà trường được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân; nhà giáo ưu tú.
Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng nhà trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng nhì; 14 cá nhân được nhận Huân chương Lao động hạng ba./.
Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã tới dự buổi lễ và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai, phần thưởng của Đảng, Nhà nước ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, học sinh, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trường Đại học Y Hà Nội thành lập năm 1902 với tên gọi là Trường Đại học Y khoa Hà Nội, do nhà Bác học Yersin, người nổi tiếng với việc phát hiện ra vi khuẩn dịch hạch làm hiệu trưởng đầu tiên. Ngày 15/11/1945, trường tổ chức lễ khai giảng đầu tiên trong chế độ mới dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, ngày 15/11 hàng năm trở thành ngày truyền thống của nhà trường.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Tô Huy Rứa thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Trường Đại học Y Hà Nội tròn 110 tuổi và vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh lần thứ hai.
Ông Tô Huy Rứa khẳng định Trường Đại học Y Hà Nội là ngôi trường danh tiếng, có bề dày lịch sử và là một trong số 16 trường đại học trọng điểm quốc gia. Đây không chỉ là nơi đào tạo hàng chục ngàn bác sỹ, thạc sỹ, bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa cấp 1, 2... cho cả nước mà còn là nơi hội tụ rất nhiều giáo sư, thầy thuốc nổi tiếng, các chuyên y tế, các nhà khoa hàng đầu trong lĩnh vực y học.
Thành tựu lớn nhất của trường Đại học Y Hà Nội là sự kết hợp nhuần nhuyễn, sâu sắc giữa giảng lý thuyết với thực hành; giữa giảng dạy, nghiên cứu và học tập vì mục tiêu phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ông Tô Huy Rứa cho rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất không chỉ với mỗi con người mà cả một quốc gia, một dân tộc, do đó việc xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng, mạnh về chất lượng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Theo ông Tô Huy Rứa, để góp phần đào tạo tốt hơn đội ngũ cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên cho đất nước, với vị thế là một trường đại học lâu năm, có uy tín và danh hiệu cao quý, trường cần nỗ lực hơn nữa, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu y khoa hàng đầu của đất nước, không chỉ đào tạo sinh viên Việt Nam mà cả sinh viên quốc tế; không chỉ triển khai, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu ở quốc gia và quốc tế; không chỉ phục vụ cộng đồng người Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế.
Ông Tô Huy Rứa đề nghị Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan hỗ trợ thích đáng hơn nữa cho trường, góp phần thúc đẩy nhanh và vững chắc quá trình phát triển trường theo mô hình đại học khoa học sức khỏe.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, các thế hệ thầy trò của trường đã phát huy truyền thống, không ngừng lao động, đổ công sức và xương máu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao.
110 năm qua, Trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo các thế hệ bác sỹ cho ngành y Việt Nam đã và đang chiếm những vị trí trọng yếu cả trong mọi lĩnh vực của ngành y tế Việt Nam, với trên 23.000 bác sỹ, hơn 19.000 bác sỹ sau đại học và nhiều cán bộ kỹ thuật trong đó gần 900 tiến sỹ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể Phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 và giao cho trường chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình đại học khoa học sức khỏe với nhiều trường đại học thành viên vào năm 2015, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và năng lực đào tạo từ 8.000 sinh viên lên 18.000 sinh viên vào năm 2020.
Chính phủ Pháp hỗ trợ trường thực hiện dự án hiện đại hóa và đầu tư xây dựng bệnh viện thực hành tại Hà Nam; Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ mặt bằng để trường xây dựng ký túc xá sinh viên.
Nhân dịp này 14 giảng viên của nhà trường được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân; nhà giáo ưu tú.
Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng nhà trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng nhì; 14 cá nhân được nhận Huân chương Lao động hạng ba./.
Nhật Minh (TTXVN)