Nhân kỷ niệm lần thứ ba Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp đặc biệt, kêu gọi chấm dứt các vụ thử hạt nhân, và khẳng định đây là biện pháp then chốt để có được một thế giới an toàn hơn.
Trong thông điệp gửi đại hội đồng, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lưu ý rằng các vụ thử hạt nhân là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và sự ổn định toàn cầu.
Ông Ban Ki-moon hối thúc các quốc gia thành viên khẩn trương ký và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CNBT) nhằm thiết lập lệnh cấm vĩnh viễn trên phạm vi toàn cầu, có kiểm chứng đối với tất cả các hình thức thử vũ khí hạt nhân.
Tính đến thời điểm hiện tại, CNBT mới được 183 nước ký và 157 quốc gia phê chuẩn, trong khi phải cần thêm 8 quốc gia trong Phụ lục II gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Pakistan và Mỹ phê chuẩn mới có hiệu lực đầy đủ. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi mục tiêu này, người đứng đầu Liên hợp quốc yêu cầu các nước tuân thủ những điều khoản hiện tại và ngừng tất cả các vụ thử hạt nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch đại hội đồng Nassir Abdulaziz Al-Naser khẳng định còn nhiều việc phải làm để Hiệp ước có hiệu lực, đồng thời cho rằng cản trở lớn nhất không phải là vấn đề tài chính hay khoa học, mà là “sự cam kết chính trị mạnh mẽ và vai trò lãnh đạo thực sự” của các quốc gia thành viên.
Liên hợp quốc đã lấy ngày 29/8 hàng năm là Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân để ghi nhận thời điểm đóng cửa một trong những bãi thử vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới năm 1991 - khu vực Semipalatinsk, thuộc Đông Bắc Kazakhstan./.
Trong thông điệp gửi đại hội đồng, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lưu ý rằng các vụ thử hạt nhân là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và sự ổn định toàn cầu.
Ông Ban Ki-moon hối thúc các quốc gia thành viên khẩn trương ký và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CNBT) nhằm thiết lập lệnh cấm vĩnh viễn trên phạm vi toàn cầu, có kiểm chứng đối với tất cả các hình thức thử vũ khí hạt nhân.
Tính đến thời điểm hiện tại, CNBT mới được 183 nước ký và 157 quốc gia phê chuẩn, trong khi phải cần thêm 8 quốc gia trong Phụ lục II gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Pakistan và Mỹ phê chuẩn mới có hiệu lực đầy đủ. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi mục tiêu này, người đứng đầu Liên hợp quốc yêu cầu các nước tuân thủ những điều khoản hiện tại và ngừng tất cả các vụ thử hạt nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch đại hội đồng Nassir Abdulaziz Al-Naser khẳng định còn nhiều việc phải làm để Hiệp ước có hiệu lực, đồng thời cho rằng cản trở lớn nhất không phải là vấn đề tài chính hay khoa học, mà là “sự cam kết chính trị mạnh mẽ và vai trò lãnh đạo thực sự” của các quốc gia thành viên.
Liên hợp quốc đã lấy ngày 29/8 hàng năm là Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân để ghi nhận thời điểm đóng cửa một trong những bãi thử vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới năm 1991 - khu vực Semipalatinsk, thuộc Đông Bắc Kazakhstan./.
(TTXVN)