Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung thu hút hàng chục vạn du khách theo đạo Cao Đài

Tối 17/9, hàng vạn người theo đạo, du khách, cùng người dân trong tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tề tựu về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024

Các thiếu nữ Khrmer diện trang phục truyền thống diễu hành quanh khuôn viên tòa thánh. (Ảnh: Minh Phú/TTXVN)
Các thiếu nữ Khrmer diện trang phục truyền thống diễu hành quanh khuôn viên tòa thánh. (Ảnh: Minh Phú/TTXVN)

Tối 17/9 (tức 15/8 âm lịch), hàng vạn người theo đạo, du khách, cùng người dân trong tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tề tựu về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung năm 2024, nhân dịp Tết Trung thu.

Dự Đại lễ có đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương lân cận.

Phát biểu biểu tại Đại lễ, Đầu sư Thượng Tám Thanh, Chưởng quản Hội Thánh Cao Đài - Tòa Thánh Tây Ninh gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tổ chức Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung; người theo đạo Cao Đài được hành đạo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an lành.

Đầu sư Thượng Tám Thanh cho biết, trong năm qua, toàn thể người theo đạo Cao Đài đã nghiêm chỉnh sinh hoạt tôn giáo thuần túy, đúng theo tôn chỉ, mục đích đường hướng hành đạo, tu dưỡng đạo đức bản thân và hướng thiện, thực hiện việc nhân nghĩa, đoàn kết, yêu thương, chấp hành tốt kỷ cương phép nước; thực hiện tốt phương châm sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây nhà đại đoàn kết cho đồng bào, đồng đạo có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn và tham gia các hoạt động từ thiện, công ích xã hội; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh.

Từ đầu năm đến nay, Hội Thánh Cao Đài - Tòa Thánh Tây Ninh đã quyên góp từ người theo đạo để làm công tác xã hội với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Chúc mừng tại Đại lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Hồng Thanh đánh giá cao những hoạt động của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh trong nhiều năm qua.

Từ sự ủng hộ, đồng hành của Hội Thánh Cao Đài - Tòa Thánh Tây Ninh, các Ban Cai quản Họ đạo cơ sở trong tỉnh đã hưởng ứng tích cực các hoạt động an sinh xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động và tổ chức chính trị - xã hội đã chăm lo cho đời sống, vật chất người theo đạo Cao Đài vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng các cấp chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh và các hoạt động bảo trợ xã hội, thiện nguyện, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng quê hương Tây Ninh phát triển giàu đẹp.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Hồng Thanh nhấn mạnh: Đại lễ Hội yến Diêu trì cung không chỉ là Đại lễ của riêng tôn giáo Cao Đài, mà từ lâu đã trở thành lễ hội văn hóa độc đáo của người dân Tây Ninh và từng bước lan tỏa rộng khắp.

Đây là hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Hồng Thanh mong muốn Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tiếp tục gìn giữ và phát huy lễ hội sinh động, phong phú trong những năm tiếp theo.

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung là lễ hội lớn nhất trong năm của đạo Cao Đài Tây Ninh nhân dịp Tết Trung thu, với nghi thức chính là Lễ rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long-Lân-Quy-Phụng, dâng mâm ngũ quả, bánh mứt cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà bình an, ấm no, hạnh phúc...

Người theo đạo Cao Đài trong và ngoài tỉnh cũng đã trưng bày trên 118 gian quả phẩm, bánh mứt, gian hàng nhạc cụ, trang trí đèn hoa..., chủ yếu mô phỏng lại sự tích Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương.

Có những phẩm vật cầu kỳ, sinh động gồm tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) được làm từ trái cây, ngũ quả trưng bày tại Điện thờ Phật Mẫu để thể hiện lòng tôn kính của các tín đồ nhân dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung.

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung được tổ chức lần đầu tiên vào rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925) tại nhà của Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) và được duy trì đến nay vào hai ngày giữa tháng Tám âm lịch hàng năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Ngày 3/4, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025 chính thức khai mạc. Đây không chỉ là sự kiện du lịch có quy mô lớn mà còn là điểm hẹn hằng năm của du khách, người yêu du lịch trong và ngoài nước.

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Ngày 3/4 (tức 6/3 Âm lịch), tại chùa Thái Lạc, Ủy ban Nhân dân xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tổ chức khai mạc Lễ hội cầu mưa năm 2025. 

Địa điểm "check in" tại đại siêu thị mới nhất Kuala Lumpur, TRX với rực rỡ sắc đèn vàng. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Lễ hội truyền thống Hari Raya Aidilfitri tại Malaysia

Malaysia bắt đầu kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Hồi giáo, lễ hội Hari Raya Aidilfitri, và tại các siêu thị lớn, nhỏ đều dành ra những không gian trung tâm để mọi người chụp ảnh kỷ niệm.

Hanami - Điểm đến của mùa Xuân Nhật Bản

Hanami - Điểm đến của mùa Xuân Nhật Bản

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, khi những tia nắng ấm áp của mùa Xuân đánh thức nụ hoa anh đào, cũng là lúc người dân Nhật Bản bắt đầu hòa mình vào những lễ hội ngắm hoa - Hanami.

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Tokyo

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Tokyo

Khi những tia nắng ấm áp của mùa Xuân đánh thức nụ hoa anh đào, cũng là lúc người dân bắt đầu hoà mình vào những lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) tại nhiều khu vực ở Tokyo.

Quang cảnh lễ hội hoa anh đào Kỳ Thượng. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)

Đặc sắc lễ hội hoa anh đào tại Quảng Ninh

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Linh Hồng Nguyên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long cho biết: “Lễ hội được tổ chức nhằm cụ thể hóa đề án Hạ Long - thành phố của hoa và lễ hội”.