Reuters ngày 24/9 đưa tin Daimler đang lên kế hoạch cắt giảm sản lượng tại nhà máy lớn nhất của hãng này, trong bối cảnh các thị trường ngày càng xấu đi ở châu Âu và Trung Quốc đang tác động tiêu cực đến doanh số xe Mercedes-Benz.
Tin cho hay tất cả các dây chuyền sản xuất tại nhà máy Sindelfingen đều bị ảnh hưởng. Hiện các đại diện lao động và ban quản đốc nhà máy đang đàm phán về kế hoạch thay đổi ca kíp.
Sau khi cảnh báo về lợi nhuận của Mercedes hồi tuần trước, công ty mẹ Daimler cho biết sẽ áp dụng một chương trình cắt giảm chi phí mà theo một nguồn tin được Reuters dẫn lời sẽ tiết kiệm trên 1 tỷ euro (1,3 tỷ USD) nhưng không bao gồm biện pháp cắt giảm việc làm.
Tờ Stuttgarter Zeitung (Đức) ngày 25/9 đưa tin quan hệ tại nhà máy trên liên quan đến ca kíp làm việc trong thời gian qua căng thẳng đến nỗi Daimler phải mời các nhà trung gian đến để dàn xếp tranh cãi.
Tờ báo dẫn các nguồn tin của nhân viên cho biết thêm năng suất của mẫu sedan S-Class đặc biệt thấp.
Trung Quốc là nguồn kiếm lời chính của các hãng sản xuất xe hơi hạng sang Đức và do đó giúp họ tránh được những khó khăn đang đè nặng lên các thương hiệu đại chúng khác phụ thuộc vào thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, Mercedes đang chịu thiệt hại ở Trung Quốc nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh của họ, điều được Mercedes lý giải là do cách tổ chức kinh doanh của hãng này ở nước sở tại.
Lượng xe bán ra ở Trung Quốc trong tháng Tám chỉ tăng 3% nhưng doanh số của BMW tại đây tăng tới 38% trong khi con số này của Audi là 24%./.
Tin cho hay tất cả các dây chuyền sản xuất tại nhà máy Sindelfingen đều bị ảnh hưởng. Hiện các đại diện lao động và ban quản đốc nhà máy đang đàm phán về kế hoạch thay đổi ca kíp.
Sau khi cảnh báo về lợi nhuận của Mercedes hồi tuần trước, công ty mẹ Daimler cho biết sẽ áp dụng một chương trình cắt giảm chi phí mà theo một nguồn tin được Reuters dẫn lời sẽ tiết kiệm trên 1 tỷ euro (1,3 tỷ USD) nhưng không bao gồm biện pháp cắt giảm việc làm.
Tờ Stuttgarter Zeitung (Đức) ngày 25/9 đưa tin quan hệ tại nhà máy trên liên quan đến ca kíp làm việc trong thời gian qua căng thẳng đến nỗi Daimler phải mời các nhà trung gian đến để dàn xếp tranh cãi.
Tờ báo dẫn các nguồn tin của nhân viên cho biết thêm năng suất của mẫu sedan S-Class đặc biệt thấp.
Trung Quốc là nguồn kiếm lời chính của các hãng sản xuất xe hơi hạng sang Đức và do đó giúp họ tránh được những khó khăn đang đè nặng lên các thương hiệu đại chúng khác phụ thuộc vào thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, Mercedes đang chịu thiệt hại ở Trung Quốc nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh của họ, điều được Mercedes lý giải là do cách tổ chức kinh doanh của hãng này ở nước sở tại.
Lượng xe bán ra ở Trung Quốc trong tháng Tám chỉ tăng 3% nhưng doanh số của BMW tại đây tăng tới 38% trong khi con số này của Audi là 24%./.
Huy Lê (Vietnam+)