Bộ Công Thương khẳng định, hiện nay nguồn cung hàng hóa trên thị trường khá dồi dào. Hầu hết các địa phương và các doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ nguồn hàng để tham gia bình ổn thị trường Tết, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu.
Vì thế, Bộ nhận định sẽ không xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá trong dịp Tết Canh Dần.
Riêng tại các địa phương, Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa trên địa bàn chuẩn bị tốt nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết; tổ chức các mạng lưới bán hàng rộng khắp nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng bị bão lũ.
Các Sở, ban, ngành chức năng trên địa bàn hỗ trợ doanh nghiệp vốn vay mua hàng Tết và theo dõi sát việc chuẩn bị nguồn hàng, có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết, tăng cường công tác quản lý thị trường, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh xã hội và trật tự đô thị.
Đến nay đã có nhiều địa phương thực hiện việc hỗ trợ lãi suất vay cho các đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất, chế biến và tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết.
Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương cho biết thị trường hàng hóa đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc và sôi động hơn Tết năm 2009. Sức mua có khả năng thanh toán của người dân tăng lên và nhất là khi niềm tin của người tiêu dùng vào sự phục hồi kinh tế đã tăng lên nhiều.
Dự kiến, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm và tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
So với cùng kỳ năm trước, tháng 1/2010, sức mua đã tăng khá cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Hà Nội ước tăng 11,7%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 34,2% và cả nước tăng 23,1%.
Hiện nay, giá bán của nhà sản xuất đối với một số mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm chế biến... đã tăng nhẹ từ 3-10% do nguồn nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá thị trường những hàng hóa trên tăng từ 5-10%.
Do hầu hết các địa phương đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng và chương trình, các chính sách hỗ trợ bình ổn thị trường Tết nên giá cả hàng hóa sẽ không tăng đột biến và quá cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Cùng đó, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước đầu phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, lượng rau quả phục vụ Tết Canh Dần được dự đoán tăng khoảng 10-15% so với năm trước. Tổng công ty Rau quả cho biết đã chuẩn bị khoảng 12.000 tấn rau quả các loại. Tuy nhiên, nguồn cung các loại rau sẽ bị ảnh hưởng nếu thời tiết tiếp tục mưa rét.
Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu thường tăng cao trong dịp Tết, trong đó xăng ôtô tăng 30-35%. Vì vậy, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có kế hoạch dự trữ đảm bảo đủ 30 ngày bán ra, riêng dầu hỏa trên 40 ngày, với kế hoạch mua hàng trong quí I khoảng 2,1 triệu m3 tấn, dầu hỏa dự trữ 15 ngàn m3 tấn./.
Vì thế, Bộ nhận định sẽ không xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá trong dịp Tết Canh Dần.
Riêng tại các địa phương, Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa trên địa bàn chuẩn bị tốt nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết; tổ chức các mạng lưới bán hàng rộng khắp nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng bị bão lũ.
Các Sở, ban, ngành chức năng trên địa bàn hỗ trợ doanh nghiệp vốn vay mua hàng Tết và theo dõi sát việc chuẩn bị nguồn hàng, có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết, tăng cường công tác quản lý thị trường, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh xã hội và trật tự đô thị.
Đến nay đã có nhiều địa phương thực hiện việc hỗ trợ lãi suất vay cho các đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất, chế biến và tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết.
Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương cho biết thị trường hàng hóa đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc và sôi động hơn Tết năm 2009. Sức mua có khả năng thanh toán của người dân tăng lên và nhất là khi niềm tin của người tiêu dùng vào sự phục hồi kinh tế đã tăng lên nhiều.
Dự kiến, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm và tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
So với cùng kỳ năm trước, tháng 1/2010, sức mua đã tăng khá cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Hà Nội ước tăng 11,7%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 34,2% và cả nước tăng 23,1%.
Hiện nay, giá bán của nhà sản xuất đối với một số mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm chế biến... đã tăng nhẹ từ 3-10% do nguồn nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá thị trường những hàng hóa trên tăng từ 5-10%.
Do hầu hết các địa phương đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng và chương trình, các chính sách hỗ trợ bình ổn thị trường Tết nên giá cả hàng hóa sẽ không tăng đột biến và quá cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Cùng đó, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước đầu phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, lượng rau quả phục vụ Tết Canh Dần được dự đoán tăng khoảng 10-15% so với năm trước. Tổng công ty Rau quả cho biết đã chuẩn bị khoảng 12.000 tấn rau quả các loại. Tuy nhiên, nguồn cung các loại rau sẽ bị ảnh hưởng nếu thời tiết tiếp tục mưa rét.
Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu thường tăng cao trong dịp Tết, trong đó xăng ôtô tăng 30-35%. Vì vậy, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có kế hoạch dự trữ đảm bảo đủ 30 ngày bán ra, riêng dầu hỏa trên 40 ngày, với kế hoạch mua hàng trong quí I khoảng 2,1 triệu m3 tấn, dầu hỏa dự trữ 15 ngàn m3 tấn./.
Uyên Hương (Vietnam+)