Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,” việc quan trọng nhất là phải giữ gìn được môi trường tồn tại của không gian văn hóa cồng chiêng.
Đây là ý kiến nhận được nhiều chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 25/1, tại thành phố Đà Lạt.
Hội nghị có sự tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân cồng chiêng và đại diện năm tỉnh trong “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Tại hội nghị, bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh rằng năm năm qua, ngành văn hóa và các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của di sản phi vật thể của nhân loại “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,” sức sống của văn hóa cồng chiêng đã hồi sinh, dậy vang tại tất cả các buôn làng thuộc các không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kêu gọi du lịch cho vùng Tây Nguyên.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong thực hiện chương trình hành động quốc gia như thiết lập cơ chế, chính sách; thống kê, sưu tầm, quản lý di sản; mở lớp truyền dạy cồng chiêng, mở câu lạc bộ cồng chiêng; các hoạt động bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng; quảng bá, giao lưu… nhưng theo các địa phương, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng một cách bền vững.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông, loại hình hoạt động câu lạc bộ cồng chiêng rất khó duy trì, bất cập, khiến gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục môi trường diễn tấu cho cồng chiêng. Trước đây, các sinh hoạt cồng chiêng được gắn liền với phong tục, tập quán của cộng đồng. Cồng chiêng chỉ được sử dụng trong các sinh hoạt và nghi lễ gắn với cộng đồng hoặc gia đình. Khi đó, việc tổ chức các nghi lễ và lễ hội (có đánh chiêng) là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc Tây Nguyên.
Hiện nay, nghệ nhân đến với câu lạc bộ chưa thực sự nhận thức được trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại của di sản văn hóa cồng chiêng (nhu cầu về tín ngưỡng đa thần hầu như đã mất). Lễ hội cũng chỉ được tổ chức như một sự trình diễn khi Nhà nước hoặc các tổ chức tài trợ kinh phí.
Để giữ gìn môi trường tồn tại cho không gian văn hóa cồng chiêng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai đã lập và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt đề án tổng thể “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cảc dân tộc tỉnh Gia Lai.”
Tỉnh kiến nghị cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu rõ việc phải bảo tồn, phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng đối với đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên để người dân có ý thức bảo tồn cồng chiêng.
Tỉnh Đắk Nông đề xuất cần kết hợp giữa việc bảo tồn cồng chiêng; đồng thời với việc bảo tồn và phát huy các thành tố văn hóa dân gian khác như lễ hội, hoa văn, trang phục...
Quan tâm đầu tư cho các hoạt động cộng đồng như ngày hội văn hóa, giao lưu văn hóa các dân tộc; xây dựng mô hình bảo tồn lễ hội trong các làng bảo tồn văn hóa truyền thống hoặc kết hợp với các hoạt động du lịch, phòng trưng bày (có băng hình, tư liệu) để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa góp phần duy trì được những yếu tố tâm linh trong cộng đồng./.
Đây là ý kiến nhận được nhiều chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 25/1, tại thành phố Đà Lạt.
Hội nghị có sự tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân cồng chiêng và đại diện năm tỉnh trong “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Tại hội nghị, bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh rằng năm năm qua, ngành văn hóa và các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của di sản phi vật thể của nhân loại “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,” sức sống của văn hóa cồng chiêng đã hồi sinh, dậy vang tại tất cả các buôn làng thuộc các không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kêu gọi du lịch cho vùng Tây Nguyên.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong thực hiện chương trình hành động quốc gia như thiết lập cơ chế, chính sách; thống kê, sưu tầm, quản lý di sản; mở lớp truyền dạy cồng chiêng, mở câu lạc bộ cồng chiêng; các hoạt động bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng; quảng bá, giao lưu… nhưng theo các địa phương, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng một cách bền vững.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông, loại hình hoạt động câu lạc bộ cồng chiêng rất khó duy trì, bất cập, khiến gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục môi trường diễn tấu cho cồng chiêng. Trước đây, các sinh hoạt cồng chiêng được gắn liền với phong tục, tập quán của cộng đồng. Cồng chiêng chỉ được sử dụng trong các sinh hoạt và nghi lễ gắn với cộng đồng hoặc gia đình. Khi đó, việc tổ chức các nghi lễ và lễ hội (có đánh chiêng) là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc Tây Nguyên.
Hiện nay, nghệ nhân đến với câu lạc bộ chưa thực sự nhận thức được trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại của di sản văn hóa cồng chiêng (nhu cầu về tín ngưỡng đa thần hầu như đã mất). Lễ hội cũng chỉ được tổ chức như một sự trình diễn khi Nhà nước hoặc các tổ chức tài trợ kinh phí.
Để giữ gìn môi trường tồn tại cho không gian văn hóa cồng chiêng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai đã lập và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt đề án tổng thể “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cảc dân tộc tỉnh Gia Lai.”
Tỉnh kiến nghị cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu rõ việc phải bảo tồn, phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng đối với đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên để người dân có ý thức bảo tồn cồng chiêng.
Tỉnh Đắk Nông đề xuất cần kết hợp giữa việc bảo tồn cồng chiêng; đồng thời với việc bảo tồn và phát huy các thành tố văn hóa dân gian khác như lễ hội, hoa văn, trang phục...
Quan tâm đầu tư cho các hoạt động cộng đồng như ngày hội văn hóa, giao lưu văn hóa các dân tộc; xây dựng mô hình bảo tồn lễ hội trong các làng bảo tồn văn hóa truyền thống hoặc kết hợp với các hoạt động du lịch, phòng trưng bày (có băng hình, tư liệu) để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa góp phần duy trì được những yếu tố tâm linh trong cộng đồng./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN)