Ngày 27/3, tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngoài những nội dung đóng góp về mặt từ ngữ, câu chữ của bản Dự thảo, người dân Đồng Nai đặc biệt quan tâm góp ý cho các quy định về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư và áp giá đất.
Tại Điều 63 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ghi trường hợp người có đất bị thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
Các ý kiến góp ý đề nghị sửa quy định này theo hướng xác định lý do vi phạm là do khách quan hay cố tình vi phạm; bổ sung cụm từ “trừ trường hợp vi phạm vì lý do khách quan.”
Góp ý chỉnh sửa Điều 109 quy định về bảng giá đất, đa số các ý kiến thống nhất theo phương án hai và đề nghị điều chỉnh thời gian từ 3-5 năm thay vì 5 năm như quy định để phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất khi bị thu hồi.
Đại biểu cho rằng giá đất ổn định 5 năm là hợp lý nhưng dự thảo Luật quy định giá đất theo phương án 2 chỉ áp dụng cho một số mục đích, còn các mục đích khác như bồi thường khi thu hồi đất; thu tiền khi giao đất cho cán tổ chức phải định giá cho từng dự án sẽ phát sinh nhiều giá đất.
Đối với phần công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 161 của Dự thảo, các đại biểu cho rằng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Nhiều ý kiến đề nghị nên để người sử dụng đất được lựa chọn việc chứng thực ở Ủy ban Nhân dân xã nơi có đất hoặc công chứng tại văn phòng công chứng vì việc công chứng, chứng thực hợp đồng sẽ hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tránh các rủi ro pháp lý cho các bên khi giao kết hợp đồng.
Quy định cho phép các bên lựa chọn chứng thực ở Ủy ban Nhân dân cấp xã nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất; Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn là địa phương trực tiếp quản lý nên nắm rõ tình hình sử dụng đất./.
Ngoài những nội dung đóng góp về mặt từ ngữ, câu chữ của bản Dự thảo, người dân Đồng Nai đặc biệt quan tâm góp ý cho các quy định về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư và áp giá đất.
Tại Điều 63 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ghi trường hợp người có đất bị thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
Các ý kiến góp ý đề nghị sửa quy định này theo hướng xác định lý do vi phạm là do khách quan hay cố tình vi phạm; bổ sung cụm từ “trừ trường hợp vi phạm vì lý do khách quan.”
Góp ý chỉnh sửa Điều 109 quy định về bảng giá đất, đa số các ý kiến thống nhất theo phương án hai và đề nghị điều chỉnh thời gian từ 3-5 năm thay vì 5 năm như quy định để phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất khi bị thu hồi.
Đại biểu cho rằng giá đất ổn định 5 năm là hợp lý nhưng dự thảo Luật quy định giá đất theo phương án 2 chỉ áp dụng cho một số mục đích, còn các mục đích khác như bồi thường khi thu hồi đất; thu tiền khi giao đất cho cán tổ chức phải định giá cho từng dự án sẽ phát sinh nhiều giá đất.
Đối với phần công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 161 của Dự thảo, các đại biểu cho rằng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Nhiều ý kiến đề nghị nên để người sử dụng đất được lựa chọn việc chứng thực ở Ủy ban Nhân dân xã nơi có đất hoặc công chứng tại văn phòng công chứng vì việc công chứng, chứng thực hợp đồng sẽ hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tránh các rủi ro pháp lý cho các bên khi giao kết hợp đồng.
Quy định cho phép các bên lựa chọn chứng thực ở Ủy ban Nhân dân cấp xã nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất; Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn là địa phương trực tiếp quản lý nên nắm rõ tình hình sử dụng đất./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)