Đậm đà hương sắc văn hóa Việt tại thủ đô Australia

Lễ hội Văn hóa Việt Nam do Hội Sinh viên Việt Nam tại Canberra lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra sôi động, mang đậm tinh thần Việt.
Ngày 19/10, tại Thủ đô Canberra, Australia, Lễ hội Văn hóa Việt Nam do Hội Sinhviên Việt Nam tại Canberra (ACTVOSA) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra hết sức sôiđộng, mang đậm tinh thần Việt.

Tham dự lễ hội có Đại sứ Việt Nam tại Australia Hoàng VĩnhThành, các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra cùng đông đảo lưu học sinhViệt Nam đang học tập, nghiên cứu tại thủ đô của Australia cùng nhiều thày cô, bèbạn quốc tế.

Lễ hội đặc biệt ấn tượng với nhiều món ăn truyền thống do các bạn sinhviên tự chế biến như gỏi cuốn, chả giò, bánh trôi, nem, nộm, xôi vò… Trong trangphục áo dài, áo the khăn xếp, áo tứ thân..., các du học sinh còn thu hút khángiả vào những làn điệu dân ca, câu hò, điệu lý đằm thắm.

Đến với Lễ hội Văn hóa Việt Nam, bè bạn Australia hết sức thích thú khiđược nếm thử hương vị Việt, khám phá nghệ thuật thủ công truyền thống độc đáocủa Việt Nam và hòa mình vào các trò chơi dân gian như múa sạp, nhảy dây…

AnhJonanthan, một giảng viên, chia sẻ: “Tôi đã nhận được một món quà nhỏ từ Ban tổchức là bức tranh Đông Hồ. Nó thật ấn tượng và sắc sảo trong từng đường nét.Chắc chắn tôi sẽ tới thăm Việt Nam vào mùa Hè tới”.

Chủ tịch ACTVOSA Đỗ Thanh Hải cho biết lễ hội là cơ hội lớn nhằm giớithiệu những nét văn hóa độc đáo của đất nước tới cộng đồng sở tại và bè bạn quốctế, đồng thời là dịp để các du học sinh hướng về quê hương, Tổ quốc, nhớ vềnguồn gốc Lạc Hồng.

Australia là một trong những nước có lượng sinh viên Việt Nam theo họcđông nhất, khoảng 26.000 người, trong đó phần lớn tập trung tại hai tiểu bangNew South Wales và Victoria.

Hàng năm, hội sinh viên Việt Nam tại các tiểu bangthuộc Australia thường có nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần gìn giữ, phát huybản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnh quê hương đất nước./.

Võ Giang/Sydney (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.