Theo các nguồn tin ngày 16/7, vòng đàm phán lần thứ 18 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến hành tại Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah ở miền Đông Malaysia vẫn bị bế tắc về 5 chủ đề, trong đó có vấn đề quan trọng nhất là tiếp cận thị trường hay dỡ bỏ thuế quan.
Ngoài vấn đề này, các cuộc đàm phán cũng bế tắc về các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động và thương mại điện tử.
11 quốc gia tham gia đàm phán TPP, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam dự kiến đạt sự thống nhất rộng rãi về TPP vào tháng 10 tới và ký hiệp định này vào cuối năm nay. Tuy nhiên, bế tắc về 5 vấn đề trên và việc Nhật Bản dự kiến tham gia vào các cuộc đàm phán từ ngày 23/7 sẽ gây khó khăn cho các bên tham gia đạt được kế hoạch đề ra.
Trong số 29 vấn đề đàm phán, hiện các bên đã kết thúc thương lượng về 5 vấn đề mà cụ thể là tạo thuận lợi thương mại, thống nhất tiêu chuẩn, viễn thông, phát triển và doanh nghiệp vừa-và-nhỏ, đồng thời thống nhất được về 9 vấn đề khác.
Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.
Sau khi được thành lập, TPP sẽ được mở rộng theo từng giai đoạn để thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, hướng tới việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) châu Á-Thái Bình Dương./.
Ngoài vấn đề này, các cuộc đàm phán cũng bế tắc về các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động và thương mại điện tử.
11 quốc gia tham gia đàm phán TPP, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam dự kiến đạt sự thống nhất rộng rãi về TPP vào tháng 10 tới và ký hiệp định này vào cuối năm nay. Tuy nhiên, bế tắc về 5 vấn đề trên và việc Nhật Bản dự kiến tham gia vào các cuộc đàm phán từ ngày 23/7 sẽ gây khó khăn cho các bên tham gia đạt được kế hoạch đề ra.
Trong số 29 vấn đề đàm phán, hiện các bên đã kết thúc thương lượng về 5 vấn đề mà cụ thể là tạo thuận lợi thương mại, thống nhất tiêu chuẩn, viễn thông, phát triển và doanh nghiệp vừa-và-nhỏ, đồng thời thống nhất được về 9 vấn đề khác.
Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.
Sau khi được thành lập, TPP sẽ được mở rộng theo từng giai đoạn để thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, hướng tới việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) châu Á-Thái Bình Dương./.
(TTXVN)