Tối 23/10, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) cùng các nghệ sỹ danh tiếng quốc tế, trong nước đã biểu diễn bản giao hưởng số 8 của Mahler tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
Đây là sự kiện trọng đại mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do VNSO tổ chức, cũng là lần đầu tiên có sự tham gia đông đảo của các nghệ sỹ trong nước, quốc tế cùng tham gia một sự kiện âm nhạc quy mô lớn.
Dàn hợp xướng khổng lồ gồm 2 hợp xướng hỗn hợp cùng một dàn hợp xướng trẻ em, ước tính khoảng hơn 800 nghệ sĩ của 5 hợp xướng nhỏ trong nước và 3 hợp xướng quốc tế đến từ Nhật Bản, Malaysia, hợp xướng quốc tế tại Hà Nội.
Dàn nhạc giao hưởng đồ sộ gồm các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng với các nghệ sĩ khách mời 13 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng, nhạc cụ gõ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Rouen Pháp; 7 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng đến từ Nauy; 5 nghệ sĩ đàn dây, kèn đồng và đàn harp (đàn hạc) đến từ Nhật Bản; hơn 30 nghệ sĩ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều ca sỹ solo danh tiếng quốc tế như nghệ sĩ Kurano Ranko, Koshigoe Mami, Kaga Hitomi, Fukushima Akiya đến từ Nhật Bản; Einarsson Anna đến từ Thụy Điển; Nyári Zoltán đến từ Đức; Katzameier Otto đến từ Hungary. Chủ nhà Việt Nam có sự tham gia của nữ ca sỹ Hà Phạm Thăng Long của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế đã biểu diễn bản giao hưởng ý nghĩa này dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng danh tiếng người Nhật Bản: Honna Tetsuji; phần dàn dựng và luyện tập cho hợp xướng do nhạc trưởng người Anh: Graham Sutcliffe, chỉ huy hợp xướng do các nghệ sỹ: Hà Mạnh Chung, Đặng Châu Anh, Trần Nhật Minh, Lý Giai Hoa, Lê Vinh Hưng, Nguyễn Kiều Lan, Nguyễn Ngọc Tùng đảm nhiệm.
Đây cũng là cơ hội để người người dân Việt Nam được thưởng thức một kiệt tác nghệ thuật của nhân loại trên quê hương mình, tự hào về sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa Việt với nhiều hoạt động nghệ thuật ngày càng uy tín được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Giám đốc VNSO Ngô Hoàng Quân khẳng định, sự tham gia đông đảo của các nghệ sỹ trong nước, quốc tế vào sự kiện này cho thấy sân khấu âm nhạc không còn biên giới, không chỉ còn là của riêng Việt Nam mà đã thu hút đông đảo bạn bè quốc tế tham dự, cùng làm nổi bật giá trị của Hà Nội, không chỉ là địa danh lịch sử đã 1.000 năm tuổi mà còn là thành phố vì hòa bình. Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kiện trọng đại của quốc gia.
Tác phẩm Giao hưởng số 8 của Mahler - một trong số các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ âm nhạc lãng mạn châu Âu, được lựa chọn nhân dịp này bởi tác phẩm này có quy mô đồ sộ, số lượng người tham có thể lên tới 1.000 người trong dàn đại hợp xướng và dàn nhạc không hạn chế số lượng./.
Đây là sự kiện trọng đại mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do VNSO tổ chức, cũng là lần đầu tiên có sự tham gia đông đảo của các nghệ sỹ trong nước, quốc tế cùng tham gia một sự kiện âm nhạc quy mô lớn.
Dàn hợp xướng khổng lồ gồm 2 hợp xướng hỗn hợp cùng một dàn hợp xướng trẻ em, ước tính khoảng hơn 800 nghệ sĩ của 5 hợp xướng nhỏ trong nước và 3 hợp xướng quốc tế đến từ Nhật Bản, Malaysia, hợp xướng quốc tế tại Hà Nội.
Dàn nhạc giao hưởng đồ sộ gồm các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng với các nghệ sĩ khách mời 13 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng, nhạc cụ gõ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Rouen Pháp; 7 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng đến từ Nauy; 5 nghệ sĩ đàn dây, kèn đồng và đàn harp (đàn hạc) đến từ Nhật Bản; hơn 30 nghệ sĩ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều ca sỹ solo danh tiếng quốc tế như nghệ sĩ Kurano Ranko, Koshigoe Mami, Kaga Hitomi, Fukushima Akiya đến từ Nhật Bản; Einarsson Anna đến từ Thụy Điển; Nyári Zoltán đến từ Đức; Katzameier Otto đến từ Hungary. Chủ nhà Việt Nam có sự tham gia của nữ ca sỹ Hà Phạm Thăng Long của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế đã biểu diễn bản giao hưởng ý nghĩa này dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng danh tiếng người Nhật Bản: Honna Tetsuji; phần dàn dựng và luyện tập cho hợp xướng do nhạc trưởng người Anh: Graham Sutcliffe, chỉ huy hợp xướng do các nghệ sỹ: Hà Mạnh Chung, Đặng Châu Anh, Trần Nhật Minh, Lý Giai Hoa, Lê Vinh Hưng, Nguyễn Kiều Lan, Nguyễn Ngọc Tùng đảm nhiệm.
Đây cũng là cơ hội để người người dân Việt Nam được thưởng thức một kiệt tác nghệ thuật của nhân loại trên quê hương mình, tự hào về sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa Việt với nhiều hoạt động nghệ thuật ngày càng uy tín được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Giám đốc VNSO Ngô Hoàng Quân khẳng định, sự tham gia đông đảo của các nghệ sỹ trong nước, quốc tế vào sự kiện này cho thấy sân khấu âm nhạc không còn biên giới, không chỉ còn là của riêng Việt Nam mà đã thu hút đông đảo bạn bè quốc tế tham dự, cùng làm nổi bật giá trị của Hà Nội, không chỉ là địa danh lịch sử đã 1.000 năm tuổi mà còn là thành phố vì hòa bình. Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kiện trọng đại của quốc gia.
Tác phẩm Giao hưởng số 8 của Mahler - một trong số các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ âm nhạc lãng mạn châu Âu, được lựa chọn nhân dịp này bởi tác phẩm này có quy mô đồ sộ, số lượng người tham có thể lên tới 1.000 người trong dàn đại hợp xướng và dàn nhạc không hạn chế số lượng./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)