Thấy trồng dược liệu có thu nhập cao, nhiều người dân ở các quận huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh đua nhau đầu tư trồng nấm linh chi, trinh nữ hoàng cung… hình thành nên phong trào nông dân trồng cây dược liệu.
Hiệu quả không thấy đâu, chỉ thấy người dân phải ra sức bù lỗ vì những nguyên nhân: không đạt năng suất do không nắm rõ kỹ thuật trồng, trồng hiệu quả nhưng lại không có nơi tiêu thụ.
Chấp nhận bỏ ra số vố đầu tư khá lớn để trồng cây dược liệu với mong muốn sau vụ đầu người dân có thể thu lại vốn lẫn lời, thế nhưng, càng trồng họ càng thấy “lao đao.” Theo chị Nguyễn Thị Tuyết (ngụ tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi): Trồng lúa, bắp… mãi mà không khá lên, nên nhiều người trong vùng chuyển qua trồng nấm linh chi vì nghe nói bán rất có giá. Trung bình đầu tư một nhà xưởng trồng nấm mất hơn 70 triệu đồng nhưng họ vẫn làm, ai không có thì đi vay mượn.
Hầu hết người dân tự trồng mà không theo kỹ thuật nào, chủ yếu truyền dạy kinh nghiệm cho nhau, dẫn đến nấm trồng ra bị hư hao rất nhiều (có người bị hư đến 80-90%). Những cây nấm tốt lại không có nơi thu mua vì không ký được hợp đồng với các công ty dược liệu. Cho nên, người dân phải bán lẻ trên thị trường với giá rất rẻ, dưới 300.000 đồng/kg nấm thô (giá nấm linh chi trong nước giao động từ 300.000-500.000 đồng/kg nấm thô). Riêng chị, đầu tư hơn 1 tỷ đồng trong 4 năm nay nhưng vẫn chưa lấy lại được vốn.
Không chỉ là năng suất không cao khiến người trồng cây thuốc khốn đốn mà việc không phân biệt được giống cây dược liệu với những cây giống cùng loại cũng khiến người dân mất trắng. Lương y Nguyễn Công Phúc (phường Tân Thới Nhất, quận 12, chuyên gia trồng cây trinh nữ hoàng cung) cho biết: Cách đây không lâu, nghe đồn trồng cây trinh nữ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà lại dễ trồng hơn các cây dược liệu khác nên người dân ở các vùng Củ Chi, quận 12 cũng ra sức trồng. Nhưng vì không biết đâu mới chính là củ giống cây trinh nữ hoàng cung nên hầu hết người dân đều trồng nhầm.
Trong khi đó, những cây này có tác dụng sinh học khác nhau, thậm chí có độc tính ảnh hưởng đến chức năng gan thận cho người sử dụng. Do vậy, người dân đã phải phá bỏ hơn 30 ha trồng cây trinh nữ hoàng cung với tổn thất lên tới hàng trăm triệu đồng.
Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh chi Vina - Trung tâm nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: Trồng cây dược liệu đúng là sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với trồng một số loại hoa màu.
Cũng đã có nhiều người thành công trong việc trồng cây dược liệu, thu lời gấp 5 lần so với trồng lúa. Đó là vì họ chịu đầu tư học hỏi từ các chuyên gia, nắm rõ đặc điểm sinh thái của cây dược liệu, cũng như nguồn nước tưới tiêu, nhiệt độ, môi trường đảm bảo không bị ô nhiễm, nhờ vậy giảm được tỷ lệ hư hao xuống mức thấp nhất. Cũng nhờ đảm bảo điều kiện trồng dược liệu an toàn, củ giống có nguồn gốc tạo nên chất lượng tốt nên họ được các công ty dược liệu thu mua thường xuyên.
Vì thế, theo ông Trọng, nếu người nông dân muốn phát triển việc trồng cây dược liệu, họ phải chịu khó đi học các lớp tập huấn kỹ thuật của hội khuyến nông, lên kế hoạch để kêu gọi nhà đầu tư…chứ không nên trồng theo phong trào./.
Hiệu quả không thấy đâu, chỉ thấy người dân phải ra sức bù lỗ vì những nguyên nhân: không đạt năng suất do không nắm rõ kỹ thuật trồng, trồng hiệu quả nhưng lại không có nơi tiêu thụ.
Chấp nhận bỏ ra số vố đầu tư khá lớn để trồng cây dược liệu với mong muốn sau vụ đầu người dân có thể thu lại vốn lẫn lời, thế nhưng, càng trồng họ càng thấy “lao đao.” Theo chị Nguyễn Thị Tuyết (ngụ tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi): Trồng lúa, bắp… mãi mà không khá lên, nên nhiều người trong vùng chuyển qua trồng nấm linh chi vì nghe nói bán rất có giá. Trung bình đầu tư một nhà xưởng trồng nấm mất hơn 70 triệu đồng nhưng họ vẫn làm, ai không có thì đi vay mượn.
Hầu hết người dân tự trồng mà không theo kỹ thuật nào, chủ yếu truyền dạy kinh nghiệm cho nhau, dẫn đến nấm trồng ra bị hư hao rất nhiều (có người bị hư đến 80-90%). Những cây nấm tốt lại không có nơi thu mua vì không ký được hợp đồng với các công ty dược liệu. Cho nên, người dân phải bán lẻ trên thị trường với giá rất rẻ, dưới 300.000 đồng/kg nấm thô (giá nấm linh chi trong nước giao động từ 300.000-500.000 đồng/kg nấm thô). Riêng chị, đầu tư hơn 1 tỷ đồng trong 4 năm nay nhưng vẫn chưa lấy lại được vốn.
Không chỉ là năng suất không cao khiến người trồng cây thuốc khốn đốn mà việc không phân biệt được giống cây dược liệu với những cây giống cùng loại cũng khiến người dân mất trắng. Lương y Nguyễn Công Phúc (phường Tân Thới Nhất, quận 12, chuyên gia trồng cây trinh nữ hoàng cung) cho biết: Cách đây không lâu, nghe đồn trồng cây trinh nữ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà lại dễ trồng hơn các cây dược liệu khác nên người dân ở các vùng Củ Chi, quận 12 cũng ra sức trồng. Nhưng vì không biết đâu mới chính là củ giống cây trinh nữ hoàng cung nên hầu hết người dân đều trồng nhầm.
Trong khi đó, những cây này có tác dụng sinh học khác nhau, thậm chí có độc tính ảnh hưởng đến chức năng gan thận cho người sử dụng. Do vậy, người dân đã phải phá bỏ hơn 30 ha trồng cây trinh nữ hoàng cung với tổn thất lên tới hàng trăm triệu đồng.
Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linh chi Vina - Trung tâm nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: Trồng cây dược liệu đúng là sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với trồng một số loại hoa màu.
Cũng đã có nhiều người thành công trong việc trồng cây dược liệu, thu lời gấp 5 lần so với trồng lúa. Đó là vì họ chịu đầu tư học hỏi từ các chuyên gia, nắm rõ đặc điểm sinh thái của cây dược liệu, cũng như nguồn nước tưới tiêu, nhiệt độ, môi trường đảm bảo không bị ô nhiễm, nhờ vậy giảm được tỷ lệ hư hao xuống mức thấp nhất. Cũng nhờ đảm bảo điều kiện trồng dược liệu an toàn, củ giống có nguồn gốc tạo nên chất lượng tốt nên họ được các công ty dược liệu thu mua thường xuyên.
Vì thế, theo ông Trọng, nếu người nông dân muốn phát triển việc trồng cây dược liệu, họ phải chịu khó đi học các lớp tập huấn kỹ thuật của hội khuyến nông, lên kế hoạch để kêu gọi nhà đầu tư…chứ không nên trồng theo phong trào./.
Lan Phương (TTXVN)