Cảnh sát và các bác sĩ Canada hôm thứ Năm đã báo cáo một vụ cướp tiệm thuốc và việc tăng đột biến số vụ dùng thuốc quá liều, sau khi thuốc giảm đau kê đơn OxyContin bị loại bỏ hồi tháng trước.
Những người nghiện và các tay buôn ma túy đã tấn công các tiệm thuốc để tìm kiếm những viên thuốc giảm đau cuối cùng thuộc loại này. Hoặc họ chuyển qua sử dụng các loại thuốc an thần khác, với một số có tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Trong khi đó, các trung tâm cai nghiện đang đón tiếp một lượng lớn bệnh nhân và một số tin rằng việc Canada cấm OxyContin là cơ hội tốt để người ta cai thuốc này và được xã hội giúp đỡ.
"Những thông tin khó trả lời nhất hiện là liệu nguồn cung trên đường phố đã cạn hay chưa, có bao nhiêu người sử dụng các loại thuốc thay thế khác và chuyện gì sẽ xảy ra sau vài tuần tới?" - Rita Shahin, một quan chức y tế ở Toronto cho biết.
Tình trạng cướp tiệm thuốc đã tăng lên, với 38 vụ ở thủ đô Ottawa trong năm nay. Con số này đã gần bằng tổng số vụ cướp tiệm thuốc trên toàn quốc (40 vụ) trong năm ngoái.
Thượng sĩ cảnh sát Mike Haarbosch nói rằng sự suy giảm nguồn cung OxyContin và nhu cầu sử dụng cao là nguyên nhân gây ra nạn cướp bóc. "Chúng tôi thấy số vụ cướp đã tăng lên trong tháng 11, khi quyết định thay thế OxyContin bằng OxyNeo chính thức được triển khai" - ông cho biết
Công ty Purdue Pharma đã ngừng sản xuất OxyContin ở Canada hồi tháng 3 và thay thế nó bằng loại thuốc mang tên OxyNeo, vốn khó bị lạm dụng hơn bởi người ta không thể nghiền nó một cách dễ dàng hoặc tiêm nó vào cơ thể để "phê".
Dù không còn bán cho bệnh nhân nhưng một số cửa hàng dược vẫn còn một lượng nhỏ OxyContin trong kho. "Những kẻ cướp thuốc hoặc dùng để giảm bớt cơn nghiện hoặc dùng thuốc bán ra chợ đen cho những người nghiện" - Haarbosch nói.
Tuần trước, một thanh niên 22 tuổi đã bị khởi tố vì cướp tiệm thuốc, gồm 2 tiệm ở Ottawa.
"Dùng thuốc quá liều là mối lo ngại khác. Chuyện này rất xảy ra khi người ta dùng các loại thuốc thay thế khác, đặc biệt là Fentanyl, vì nó mạnh hơn nhiều OxyContin. Ngoài ra người ta khó xác định liều thuốc tiêm vào người vì phần thuốc được lấy ra từ cả vỉ nhộng" - Shahin cho AFP biết.
Bà cũng chỉ ra các tác dụng về sức khỏe hiện vẫn chưa được biết tới khi người ta tiêm OxyNeo, một viên thuốc dạng gel với đặc tính hóa học tương tự OxyContin, vào mạch máu.
Shahin đánh giá 2% người lớn ở tỉnh Ontario, trung tâm của nạn nghiện thuốc kê đơn ở Canadan, hay tương đương hơn 25.000 người, đã sử dụng thuốc phiện vì các lý do ngoài chữa bệnh trong năm ngoái.
Khi lệnh cấm OxyContin có hiệu lực vào ngày 1/3, nó đã gây nên những tác động khổng lồ ở nhiều cộng đồng thổ dân sống ở nơi hẻo lánh, nơi có tới 80% người lớn nghiện thuốc giảm đau và có ít cơ sở cai nghiện để điều trị cho họ.
Tại Cat Lake, Tây Bắc Ontario, học sinh nơi đây thậm chí đã viết lá thư mở gửi tới cha mẹ của chúng để nói về vấn nạn nghiện thuốc giảm đau: "Chúng con và shoomis, kokum (ông, bà) rất buồn khi cha mẹ suốt ngày đi tìm thuốc và chẳng mấy khi ở nhà".
Loại thuốc này có mục đích làm giảm những cơn đau kinh khủng và chỉ được bán nếu có đơn của bác sĩ. Nhưng nó đã nhanh chóng phổ biến trên khu vực Bắc Mỹ nhờ các tay buôn lậu và xuất hiện đặc biệt nhiều ở vùng thổ dân Canada. Khi nghiền nát, người ta có thể hít hoặc tiêm nó vào tĩnh mạch để lập tức "phê".
Việc bỏ thuốc này là điều rất khó khăn với nhiều người. Các triệu chứng khi thiếu thuốc gồm ngủ đứt quãng, co giật, tiêu chảy, đau đầu, lo lắng và tái nghiện diễn ra rất thường xuyên.
Hiện người Canada chưa xem đây là một cuộc khủng hoảng. Nhưng Tony Sabourin, một người nghiện đã phục hồi ở Ottawa nói với đài truyền hình CBC rằng loại thuốc mới đã khiến 3 người anh quen thiệt mạng, khi họ tìm cách nấu nó và tiêm vào người hồi đầu tháng này./.
Những người nghiện và các tay buôn ma túy đã tấn công các tiệm thuốc để tìm kiếm những viên thuốc giảm đau cuối cùng thuộc loại này. Hoặc họ chuyển qua sử dụng các loại thuốc an thần khác, với một số có tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Trong khi đó, các trung tâm cai nghiện đang đón tiếp một lượng lớn bệnh nhân và một số tin rằng việc Canada cấm OxyContin là cơ hội tốt để người ta cai thuốc này và được xã hội giúp đỡ.
"Những thông tin khó trả lời nhất hiện là liệu nguồn cung trên đường phố đã cạn hay chưa, có bao nhiêu người sử dụng các loại thuốc thay thế khác và chuyện gì sẽ xảy ra sau vài tuần tới?" - Rita Shahin, một quan chức y tế ở Toronto cho biết.
Tình trạng cướp tiệm thuốc đã tăng lên, với 38 vụ ở thủ đô Ottawa trong năm nay. Con số này đã gần bằng tổng số vụ cướp tiệm thuốc trên toàn quốc (40 vụ) trong năm ngoái.
Thượng sĩ cảnh sát Mike Haarbosch nói rằng sự suy giảm nguồn cung OxyContin và nhu cầu sử dụng cao là nguyên nhân gây ra nạn cướp bóc. "Chúng tôi thấy số vụ cướp đã tăng lên trong tháng 11, khi quyết định thay thế OxyContin bằng OxyNeo chính thức được triển khai" - ông cho biết
Công ty Purdue Pharma đã ngừng sản xuất OxyContin ở Canada hồi tháng 3 và thay thế nó bằng loại thuốc mang tên OxyNeo, vốn khó bị lạm dụng hơn bởi người ta không thể nghiền nó một cách dễ dàng hoặc tiêm nó vào cơ thể để "phê".
Dù không còn bán cho bệnh nhân nhưng một số cửa hàng dược vẫn còn một lượng nhỏ OxyContin trong kho. "Những kẻ cướp thuốc hoặc dùng để giảm bớt cơn nghiện hoặc dùng thuốc bán ra chợ đen cho những người nghiện" - Haarbosch nói.
Tuần trước, một thanh niên 22 tuổi đã bị khởi tố vì cướp tiệm thuốc, gồm 2 tiệm ở Ottawa.
"Dùng thuốc quá liều là mối lo ngại khác. Chuyện này rất xảy ra khi người ta dùng các loại thuốc thay thế khác, đặc biệt là Fentanyl, vì nó mạnh hơn nhiều OxyContin. Ngoài ra người ta khó xác định liều thuốc tiêm vào người vì phần thuốc được lấy ra từ cả vỉ nhộng" - Shahin cho AFP biết.
Bà cũng chỉ ra các tác dụng về sức khỏe hiện vẫn chưa được biết tới khi người ta tiêm OxyNeo, một viên thuốc dạng gel với đặc tính hóa học tương tự OxyContin, vào mạch máu.
Shahin đánh giá 2% người lớn ở tỉnh Ontario, trung tâm của nạn nghiện thuốc kê đơn ở Canadan, hay tương đương hơn 25.000 người, đã sử dụng thuốc phiện vì các lý do ngoài chữa bệnh trong năm ngoái.
Khi lệnh cấm OxyContin có hiệu lực vào ngày 1/3, nó đã gây nên những tác động khổng lồ ở nhiều cộng đồng thổ dân sống ở nơi hẻo lánh, nơi có tới 80% người lớn nghiện thuốc giảm đau và có ít cơ sở cai nghiện để điều trị cho họ.
Tại Cat Lake, Tây Bắc Ontario, học sinh nơi đây thậm chí đã viết lá thư mở gửi tới cha mẹ của chúng để nói về vấn nạn nghiện thuốc giảm đau: "Chúng con và shoomis, kokum (ông, bà) rất buồn khi cha mẹ suốt ngày đi tìm thuốc và chẳng mấy khi ở nhà".
Loại thuốc này có mục đích làm giảm những cơn đau kinh khủng và chỉ được bán nếu có đơn của bác sĩ. Nhưng nó đã nhanh chóng phổ biến trên khu vực Bắc Mỹ nhờ các tay buôn lậu và xuất hiện đặc biệt nhiều ở vùng thổ dân Canada. Khi nghiền nát, người ta có thể hít hoặc tiêm nó vào tĩnh mạch để lập tức "phê".
Việc bỏ thuốc này là điều rất khó khăn với nhiều người. Các triệu chứng khi thiếu thuốc gồm ngủ đứt quãng, co giật, tiêu chảy, đau đầu, lo lắng và tái nghiện diễn ra rất thường xuyên.
Hiện người Canada chưa xem đây là một cuộc khủng hoảng. Nhưng Tony Sabourin, một người nghiện đã phục hồi ở Ottawa nói với đài truyền hình CBC rằng loại thuốc mới đã khiến 3 người anh quen thiệt mạng, khi họ tìm cách nấu nó và tiêm vào người hồi đầu tháng này./.